Vì sao mùa Đông quần áo nổ lét đét, mở cửa xe cũng bị điện giật?

Tĩnh điện vào mùa đông khiến một số người cảm thấy sợ hãi và cáu kỉnh khi động vào đâu cũng bị giật. Đối mặt với hiện tượng này, làm thế nào để hạn chế thiệt hại?

Tĩnh điện đến từ đâu?

Tĩnh điện là điện tích ở trạng thái tĩnh, là sự tích tụ điện tích trên bề mặt của vật thể. Ở điều kiện bình thường, nguyên tử có cùng số proton với số electron, ở trạng thái cân bằng âm dương nên chúng không tích điện. Tuy nhiên, một khi ngoại lực khiến các electron lệch quỹ đạo, nó sẽ gây ra sự mất cân bằng trong phân bố electron.

Về bản chất, tĩnh điện cũng có thể được coi là sự hình thành các electron chuyển từ bề mặt của vật này sang bề mặt của vật khác thông qua tiếp xúc. Nếu cả hai vật đều là chất cách điện thì chúng tích điện. Một trong hai vật mang điện tích dương (mất bớt êlectron) và vật kia mang điện tích âm (nhận thêm êlectron). Và một khi một trong các vật thể chạm vào một chất dẫn điện như kim loại, điện tích sẽ bị trung hòa, tạo ra một cú sốc tĩnh.

Ảnh minh họa. 

Nếu trong nhà bạn có nhiều chất cách điện, chẳng hạn như bề mặt cao su của đế giày, thảm len trong phòng ngủ, khi bạn đi trên thảm len, ma sát giữa giày và thảm sẽ tạo ra và tích tụ điện tích trong cơ thể bạn mà bạn không thể giải phóng qua đế cao su cách điện. Sau đó, nếu bạn không may chạm phải tay nắm cửa kim loại, bạn sẽ bị giật nhẹ.

Ma sát là một quá trình liên tục tiếp xúc và tách ra. Trong cuộc sống hàng ngày, các vật thể khác nhau có thể tạo ra tĩnh điện do chuyển động hoặc ma sát. Ngoài ra, không khí lưu thông cũng có thể tạo ra tĩnh điện.

Hiện tượng tĩnh điện có thể được tạo ra mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống của con người. Và không khí khô lại có thể coi là chất cách điện nên mùa đông thường xảy ra hiện tượng tĩnh điện.

Làm thế nào để hạn chế hiện tượng tĩnh điện?

Một trong những cách dễ nhất để tránh sốc tĩnh điện là chú ý đến chất liệu quần áo bạn mặc, cũng như chất liệu của đồ đạc trong nhà.

Ví dụ, đế cao su của giày là một chất cách điện tốt và khi nó cọ xát với tấm thảm len hoặc nylon, một lượng tĩnh điện lớn sẽ tích tụ trong cơ thể bạn. Vì vậy, bạn có thể thử đi giày có đế da, hoặc bỏ tất len để thay bằng tất cotton.

Tương tự, quần áo len cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tĩnh điện. Khi cơ thể con người hoạt động, ma sát giữa da và quần áo, giữa quần áo với quần áo sẽ tạo ra tĩnh điện.

Bạn hãy thử đổi len sang bông. Ngoài ra, một số tấm phủ đồ nội thất hoặc bình xịt chống tĩnh điện cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề về tĩnh điện.

Để tránh tĩnh điện giật khi chạm vào cánh cửa xe, hãy đảm bảo tay của bạn tiếp xúc với khung cửa kim loại trước khi ra khỏi xe và bạn phải duy trì tiếp xúc với nó cho đến khi rời khỏi ghế hoàn toàn. Bạn có thể dùng tay nắm lấy phần kim loại của chìa khóa và dùng đầu chìa khóa chạm vào cửa.

Ảnh minh họa. 

Trong các trường hợp khác, phương pháp này cũng có thể áp dụng được. Cảm giác đau khi phóng điện ở đầu ngón tay là do phóng điện cao áp và do bề mặt tiếp xúc giữa tay và vật kim loại là cực nhỏ trong quá trình phóng điện nên điện áp cao nhất thời sẽ được tạo ra.

Độ ẩm cao, ít tĩnh điện

Tong nhà, chúng ta có thể sử dụng một phương pháp khác để loại bỏ tĩnh điện, đó là máy làm ẩm không khí. Nó làm cho không khí khô trở nên ẩm ướt, giảm khả năng bị sốc tĩnh điện trong nhà bạn. Nói chung, bạn cần để độ ẩm tương đối trong nhà lên 30%. Một máy tạo độ ẩm nhỏ có thể đáp ứng yêu cầu và nếu bạn muốn biết điều kiện độ ẩm hiện tại, bạn cũng có thể trang bị một máy đo độ ẩm.

Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên, duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da là điều vô cùng cần thiết trong thời tiết hanh khô.

 -> Xì hơi thường xuyên có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư ruột?