Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc: Thói quen rung chân thể hiện điều gì?

Người xưa có câu: "Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc" ý ám chỉ cuộc đời những người có thói quen rung chân sẽ lận đận, nghèo khổ.

Những câu nói của cổ nhân không chỉ diễn tả những điều phức tạp của nội tâm bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi đặc điểm ngắn gọn, dễ nhớ giúp mọi người có thể áp dụng và thực hành trong cuộc sống.

Những cử chỉ, hành vi thường ngày như cách ngồi ăn, đi đứng được các cụ thời xưa ấn định nhiều quy tắc. Người xưa quan điểm rằng, khi ăn cơm, bàn tay phải nâng bát cơm lên, vừa tránh rơi đồ ăn, vừa thể hiện ý tứ. Nếu bàn tay không cầm bát cơm lên thì sẽ "nghèo khổ" cả đời. Giống như việc, phải để đồ ăn theo miệng chứ không phải miệng chạy theo đồ ăn khiến đầu chúc xuống. Quan điểm này thể hiện, việc sự no đủ sẽ đi theo mình chứ không phải ngược lại.

Vậy còn thói quen rung chân, rung đùi?

Theo góc nhìn của Nhân tướng học, rung chân là một biểu hiện của tướng phá tài. Bởi thế có câu: “Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc”.

Ảnh minh họa. 

Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc

Câu này không khó để mọi người hình dung theo nghĩa đen, ẩn chứa chân lý rất quan trọng trong cuộc sống và minh họa cho 2 chân lý:

Nếu cây bị rung lắc thường xuyên bộ rễ sẽ không ổn định, không có lợi cho việc hút nước và chất dinh dưỡng, đồng thời ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sinh sản của cây, lâu ngày lá tự nhiên sẽ bị héo. Cây không thể thường xuyên bị rung lắc.

Câu tục ngữ này cũng liên quan đến một câu khác là: “Đàn ông rung chân thì nghèo, đàn bà rung chân thì hèn”. Có lẽ mọi người cũng từng nghe nói, người đặc biệt thích rung chân thường sẽ rơi rớt hết phúc khí.

Tại sao người xưa lại nói như vậy?

Một người thích rung chân thường không tạo ấn tượng tốt ban đầu. Điều đó dễ tạo cho người đối diện cảm giác không ổn định và không đáng tin cậy. Thực ra những người như vậy còn khó làm tốt mọi việc chứ đừng nói đến việc đạt được những điều lớn lao.

Đương nhiên cũng sẽ có vài người cảm thấy điều này không thiết thực và cười nhạo cho rằng đó là sự gán ghép khiên cưỡng, nhưng tâm niệm của một người sẽ được biểu đạt qua ngôn ngữ hành vi, hành vi rung chân trên thực tế trong lúc vô ý đã bộc lộ tính cách tùy tiện, phù phiếm, không nghiêm túc, đứng đắn.

Vậy nên “cây rung lá rụng, người rung phúc bạc” rất có lý, sau câu này còn là “ăn nói tùy tiện, mệnh yểu không tốt”.

Ảnh minh họa. 

Ăn nói tùy tiện, mệnh yểu không tốt

Câu này không khó để mọi người đoán ra nghĩa. Từ xưa đến nay không thiếu những câu tương tự như “Họa từ miệng mà ra”, “im lặng là vàng”, “quá nhiều lời phải mất,… từng câu đều đang nhắc nhở chúng ta nhất định phải quản thật tốt cái miệng của chính mình, đừng nói năng lung tung.

Tất nhiên, trong cuộc sống cũng có vài trường hợp như hội họp công việc, hợp tác với khách hàng, không tránh khỏi việc phải biết ăn nói, chưa kể khả năng biểu đạt phải thật trôi chảy, nhưng có vài người mặc dù trong cuộc sống thường ngày, họ cũng không thể quản được cái miệng của mình, nói ra toàn tin thất thiệt, chuyện phiếm tầm phào.

Loại người này không kiểm soát được miệng, thích khoe khoang, hay nói dối, làm mất lòng người khác. Vì thế mà sẽ phải gánh chịu những rắc rối không cần thiết cho mình, cuộc sống đương nhiên sẽ không dễ dàng.

 -> Tại sao nghèo thích khoe, giàu thích che?