Mồ hôi tiết lộ điều gì về cơ thể?

Đổ mồ hôi giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể. Nó có thể được gây ra bởi trạng thái cảm xúc, một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, hoặc thậm chí là thời kỳ mãn kinh và mang thai.

Các tuyến apocrine liên tục tiết ra mồ hôi, khi đến giai đoạn dậy thì sẽ có sự gia tăng các hormone làm cho tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Đổ mồ hôi qua các tuyến apocrine thường bắt đầu vào khoảng tuổi dậy thì và nó không thực sự kết thúc. Nếu bạn thấy mình không ra mồ hôi khi đi bộ đường dài, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe.

Mồ hôi mặn

Cũng giống như nước mắt, mồ hôi có vị mặn là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu mồ hôi để lại vệt trắng trên mặt hoặc gây cảm giác cay xè khi chảy vào mắt, bạn có thể bị thiếu muối. Trên thực tế, dù nghe có vẻ khác thường, những người đổ mồ hôi mặn thường ăn không đủ muối. Hãy lưu ý bổ sung các chất điện giải sau khi tập luyện thể thao để đảm bảo sức khỏe.

Ảnh minh họa. 

Ít đổ mồ hôi

Cơ thể của mỗi người khác nhau, một số người đổ mồ hôi nhiều hơn và một số ít hơn, đó là điều tự nhiên. Tuy nhiên, giống như mọi thứ khác, quá nhiều hoặc quá ít thứ gì đó thường không phải là một dấu hiệu tốt.

Nếu bạn hầu như không đổ mồ hôi vào một ngày hè nóng nực hoặc khi đang đạp xe, điều này có nghĩa là các tuyến mồ hôi của bạn không hoạt động tốt. Đây là một tình trạng nghiêm trọng được gọi là anhidrosis và nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Nó dẫn đến quá nóng, kiệt sức vì nóng và say nắng, tất cả đều đáng báo động và nguy hiểm đến tính mạng.

Ảnh minh họa. 

Đổ mồ hôi quá nhiều

Tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều thường không được chú ý và bỏ qua. Tình trạng này được gọi là hyperhidrosis, thậm chí có thể xảy ra khi thời tiết lạnh mà không có bất kỳ lý do gì. Nó cũng thường xảy ra với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.

Nếu bạn bị đổ mồ hôi và sụt cân, đổ mồ hôi chủ yếu khi ngủ hoặc cảm thấy tức ngực khi đổ mồ hôi, đã đến lúc bạn nên đi khám. Không cần phải lo lắng vì nó có thể được chẩn đoán bằng nhiều xét nghiệm khác nhau mà bác sĩ chỉ định.

Ảnh minh họa. 

Mồ hôi có mùi

Mồ hôi thực sự không có mùi gì nhưng khi vi khuẩn trong da của bạn kết hợp với mồ hôi, nó sẽ gây ra mùi khó chịu.

Có 2 loại mồ hôi đến từ các tuyến khác nhau: một loại thường không có mùi từ các tuyến eccrine khi quá nóng, loại khác là loại có mùi không dễ chịu từ các tuyến apocrine. Rửa sạch những nơi bạn đổ mồ hôi hiệu quả và lưu ý rằng chế độ ăn uống, môi trường và thuốc men đều ảnh hưởng đến mùi cơ thể của bạn.

Ảnh minh họa. 

Bà bầu đổ mồ hôi

Khi mang thai, phụ nữ có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường và đôi khi đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của thai kỳ. Cơ thể thay đổi mùi khi bạn mang thai, thậm chí trước khi thực sự nhận ra rằng bạn sắp mang thai.

Mặc dù vậy, đừng dằn vặt bản thân vì mũi của bạn cũng có thể trở nên siêu nhạy cảm trong giai đoạn này.

Ảnh minh họa. 

Khoa học giải thích đằng sau hiện tượng này là nguồn cung cấp máu của cơ thể tăng lên do nhu cầu vận chuyển nhiều oxy và dinh dưỡng hơn cho em bé. Uống nhiều nước, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, mặc quần áo rộng rãi và tránh xa thức ăn cay đều là những giải pháp giúp tiết mồ hôi ít hơn.

-> Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ngừng đổ mồ hôi?