Có nên bỏ đói tế bào ung thư?

Nhiều hội nhóm trên mạng lan truyền thông tin tế bào ung thư thích ăn các chất dinh dưỡng như đường, muối, sữa, thịt đỏ. Do đó, cần phải “bỏ đói” tế bào ung thư bằng cách nhịn ăn những thực phẩm này mới chữa được bệnh. Thực hư ra sao?

Sự phát triển của tế bào ung thư chủ yếu phụ thuộc vào dinh dưỡng của cơ thể con người. Vậy nên nhiều người quan niệm để kiểm soát sự phát triển của khối u, người bệnh không nên cung cấp năng lượng cho nó.

Về lý thuyết, quan điểm như trên là đúng bởi trong điều trị khối u các bác sĩ phải tắt các mạch máu nuôi u, tức là ngăn các chất dinh dưỡng đến nuôi khối u. Tuy nhiên, nếu người bệnh tự ý nhịn ăn hay giảm ăn thì tất cả những tế bào khác trong cơ thể đều bị thiếu dinh dưỡng, bản thân người bệnh sẽ bị đói. Khi cả cơ thể bị đói, người bệnh sẽ bị suy kiệt sức khỏe, thậm chí chết vì đói trước khi chết vì khối u.

Ảnh minh họa. 

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế "Gastroenterology" được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Michigan, Hoa Kỳ.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong các mô hình tế bào in vitro và chuột bị ung thư ruột kết rằng việc duy trì chế độ ăn ít protein đã ngăn chặn con đường của một chất điều hòa tổng thể đối với sự phát triển của ung thư, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và làm tăng tỷ lệ tiêu diệt nó.

Nhưng kết quả này chỉ thu được từ thí nghiệm trong ống nghiệm và trên động vật, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh chế độ ăn ít đạm không phải là phương pháp điều trị độc lập, cần kết hợp với các phương pháp khác như hóa trị. Chế độ ăn thiếu đạm trong thời gian dài đối với bệnh nhân ung thư dễ dẫn đến suy nhược cơ, sụt cân, từ đó khiến bệnh tiếp tục xấu đi.

Ảnh minh họa.

Đối với bệnh nhân ung thư, hiệu quả của việc chấp nhận chế độ ăn ít protein trong thời gian dài là không lý tưởng. Nếu bạn muốn kiểm soát sự phát triển của ung thư thông qua chế độ ăn uống, bạn có thể cần phải tìm ra một giai đoạn hạn chế then chốt ở giữa, nhưng điều này vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh. Vậy nên, quan niệm “bỏ đói khối u ung thư” để tiêu diệt tế bào ung thư chỉ là những suy đoán, tưởng tượng và chưa có cơ sở khoa học chứng thực.

Trên thực tế, các tế bào ung thư không thể bị chết đói bằng cách không ăn hoặc bỏ đói. Các tế bào ung thư sẽ tiếp tục cạnh tranh với các tế bào bình thường để lấy chất dinh dưỡng trong cơ thể và bản thân những bệnh nhân mắc bệnh ung thư cũng dễ bị suy dinh dưỡng. Nếu không được bổ sung dinh dưỡng, tình trạng suy dinh dưỡng sẽ càng trầm trọng hơn.

Hơn nữa, sự phát triển của tế bào ung thư là sự phân chia và sinh sôi mất trật tự, nhanh chóng, ngay cả khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng, tế bào ung thư vẫn có thể thích nghi với sự phát triển của môi trường. Một khi bệnh nhân ung thư bị suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến tăng tốc độ xâm nhập và di căn của khối u, khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.

Hệ miễn dịch hoạt động tốt thì mới có cơ hội đánh bại tế bào ác tính. Quá trình điều trị ung thư cần ăn uống lành mạnh, đủ chất, giúp tăng cường đề kháng, phục hồi các cơ quan thương tổn. Dinh dưỡng tuy không trực tiếp trị hết bệnh ung thư nhưng là nền tảng cho mọi hoạt động cơ thể.

 -> Thực hư lò vi sóng gây đục thủy tinh thể, mắc ung thư