Thứ hai, 18/11/2024 05:23     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 26/12/2023 06:30

Món ngon ăn "đã mồm" trong mùa đông nhưng dễ gây ung thư

Thời tiết mùa đông, các món ăn nóng hổi như ốc luộc, đồ nướng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ăn sai cách có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Trong những ngày thời tiết lạnh giá, không khó để bắt gặp hình ảnh các quán ốc luộc, quán nướng ven đường đông nghịt khách. Đây đều là những món ngon nhưng thực tế lại vô cùng nguy hiểm bởi ăn sai cách có thể làm tăng nguy cơ béo phì, dạ dày, thậm chí ung thư.

Món nướng

Thời tiết mùa đông rất thích hợp để cùng cả gia đình quây quần trong các quán nướng, cùng thưởng thức những món ăn nóng hổi, thơm ngon. Tuy nhiên, đồ nướng vẫn luôn nằm trong số các món ăn được khuyên nên hạn chế tiêu thụ bởi không có lợi cho sức khỏe.

grilledchickenlegsflaminggrill-1321-1833-1656906412

Ảnh minh họa.

Ăn thịt nướng quá nhiều

Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, ăn thịt nướng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Theo đó, trong quá trình nướng thịt có thể làm sản sinh hai nhóm chất là nhóm amin vòng phức (HCAs -Heterocyclic amines) và nhóm hydrocarbon phương hương đa vòng (PAHs - polycyclic aromatic hydrocarbons).

Hơn nữa, thịt nướng giàu đạm, sẽ làm tăng nguy cơ béo phì nếu ăn quá nhiều. Để đảm bảo sức khỏe, chỉ nên dùng từ 1 - 2 lần/tháng. Khi ăn thịt nướng kèm với trái cây và rau quả tươi vì chúng rất giàu chất xơ, sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Tránh hít phải khói nướng

Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới WHO), khói dầu, bếp củi, bếp than... được xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khói bếp làm tăng nguy cơ gây ra bệnh ung thư phổi.

Khói bốc ra từ việc nướng thịt sẽ tạo ra một hỗn hợp độc hại gồm các hạt và hóa chất vượt qua khả năng phòng vệ của cơ thể. Loại khói này làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi và ung thư.

Chính vì vậy, khi đi ăn nướng, các gia đình nên chọn quán nướng có hệ thống hút khói. Như vậy sẽ giúp cho không khí ở trong khu vực quán ăn được lưu thông, giảm sự tích tụ khói và bảo vệ phổi. Ngoài ra, nên chọn các quán ăn thoáng gió, có cửa sổ để không khí được lưu thông và để khói thoát ra ngoài. Đối với các bữa nướng ngoài trời, lưu ý để vỉ nướng cách bàn ăn 3m, đứng ngược gió khi nấu.

King-BBQ

Ảnh minh họa.

Chất lượng thực phẩm

Một vấn đề khác cần lưu tâm khi đi ăn nướng là chất lượng của thực phẩm. Các quán đồ nướng vỉa hè thường khó được kiểm soát về chất lượng về nguyên liệu. Thực phẩm không tươi, không an toàn dễ sản sinh nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, dù cho đã được làm chín vẫn có thể gây hại cho sức khỏe nếu tiêu thụ.

Vì vậy, khi ăn nướng nên lưu ý chọn thịt tươi ngon có màu hồng nhạt, bì mềm, không có mùi hôi, thịt hỏng. Dùng tay ấn vào thịt thấy đàn hồi tốt, không có dịch nhớt chảy ra.

Ngoài ra nên chọn hải sản còn đang bơi, không có mùi tanh bất thường, màu sắc sáng bóng, các bộ phận còn nguyên vẹn không bị đứt rời...

Tránh ăn thịt nướng tái

Thịt nướng quá chín thường được cho là sẽ gây dai và mất đi hương vị thơm ngon của nó. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên ăn thịt nướng chín vừa đủ, không ăn thịt tái vì sẽ dễ bị nhiễm ký sinh trùng, đồng thời còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi ăn đồ nướng, không nên ướp quá nhiều gia vị, các loại nước sốt vào đồ nướng. Việc này không những khiến thịt dễ cháy còn làm tăng lượng muối vào cơ thể. Hơn nữa, tiêu thụ các loại thịt tẩm ướp cũng khiến người ăn khó phân biệt được độ tươi ngon của thịt hơn.

Món ốc luộc

Ốc luộc không chỉ là món ngon mà còn là một nguồn cung cấp canxi, chất sắt... cùng vô vàn khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng, bên trong món ăn dân dã này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe không ngờ tới nếu như bạn mắc phải những sai lầm dưới đây.

oc-luoc

Ảnh minh họa.

Để ốc quá lâu trước khi chế biến

Sau khi ốc được mua về mà không chế biến ngay thì tỉ lệ ốc chết sẽ khá nhiều, có mùi và mất độ tươi ngon của ốc. Nếu ăn ốc ngoài quán, cần chọn quán ăn uy tín, đảm bảo vệ sinh để tránh tình trạng ốc luộc không đảm bảo vệ sinh gây bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tả, tiêu chảy .

Không ngâm ốc trước khi luộc

Ốc là loài sống ở trong bùn đất vì vậy khi sơ chế ốc phải ngâm chúng trong nước sạch nhiều giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng bán ốc do phải chế biến với số lượng lớn nên thường bỏ qua giai đoạn ngâm ốc. Nếu ăn phải ốc chưa ngâm kỹ, thực khách có thể ăn phải bùn đất hoặc ký sinh trùng. Vì vậy tốt nhất chỉ nên ăn ốc luộc tại nhà, hoặc những quán ốc quen thuộc, uy tín.

Bc5Thnhphm5-1691400907-7066-1691401168

Ảnh minh họa.

Luộc ốc chưa chín kỹ

Vỏ ốc rất kín vì vậy có thể là nơi ẩn náu của các loại ký sinh trùng như giun, sán. Một số loại ký sinh trùng trong ốc có thể bị tiêu diệt khi ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, một số khác ngay cả khi luộc chín vẫn có khả năng sống sót, khó để loại bỏ hoàn toàn trứng, ấu trùng khỏi mình ốc. Chưa kể, nhiều nơi chế biến ốc còn tái vì khách không thích ốc chín kỹ bị dai, khô.

Do đó, các ký sinh trùng còn bám trụ bên trong ốc có cơ hội xâm nhập vào cơ thể con người theo đường ăn uống. Người ăn có thể bị các bệnh biểu hiện ở bên ngoài như phù chân, tay, nôn mửa, đau bụng, sốt, tiêu chảy… Nguy hiểm hơn, sán lên não có thể gây nên tình trạng chết não, sống thực vật thậm chí tử vong. Ngoài ra một số loại giun, sán kí sinh lâu trong cơ thể còn gây bệnh ung thư.

--> Mùa lạnh ăn lẩu rất ngon nhưng 4 nhóm người này nên tránh

Phương Anh (Theo Eat this)  
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh khỏi, giảm biến chứng
Gián đất chui vào tai do thói quen trải đệm ngủ sàn nhà
Xem thêm