Thứ sáu, 19/04/2024 07:30
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 27/06/2022 13:01

Mẹo phân biệt P2P Lending hợp pháp và app 'tín dụng đen'

Theo chuyên gia tài chính, nhận diện rõ mô hình của hai loại hình tín dụng này có thể giúp nhà đầu tư cũng như người vay tránh được nhiều rủi ro.

Theo nhiều chuyên gia, cho vay ngang hàng (P2P Lending) có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả năng và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Tuy nhiên trên thực tiễn, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là khi bị các tổ chức "tín dụng đen" lợi dụng để trục lợi qua app, website.

Trong khi chờ đợi Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) áp dụng cho P2P Lending có thể giúp "dẹp loạn" các app vay biến tướng đang có xu thế tràn lan, người vay cá nhân nên trang bị một số kiến thức cơ bản để phân biệt hai loại hình tín dụng này.

Khác biệt về mô hình hoạt động

Cần hiểu rằng, P2P Lending là một trong những mô hình phát triển mạnh nhất của công nghệ tài chính (Fintech). Các công ty P2P Lending không trực tiếp tham gia cho vay mà chỉ là đơn vị trung gian kết nối cộng đồng nhà đầu tư (hoặc tổ chức tài chính như ngân hàng) và các đối tượng có nhu cầu vay thông qua những nền tảng công nghệ hiện đại.

Ngược lại, các app "tín dụng đen" phần lớn sẽ do một tổ chức hoặc cá nhân có nguồn tài chính dư dả thành lập để cho vay với mục đích trục lợi bất chính.

Lãi suất hợp lý là bao nhiêu?

App "tín dụng đen" thường dùng chiêu trò áp dụng lãi suất được tính trên ngày, tạo cảm giác ban đầu là con số rất nhỏ, ví dụ chỉ từ 1-2%/ngày. Tuy nhiên, nếu quy đổi ra lãi suất theo tháng hay năm sẽ lên đến 360 - 730%. Trong trường hợp người vay chỉ được giải ngân 70%, thì thực tế họ sẽ phải trả lãi 1 năm hơn 500 - 1.000%, một con số không tưởng.

p2p

Người dân cần trang bị kiến thức cơ bản để tránh sập bẫy "tín dụng đen"

Cùng với thời gian, các app này đã “tiến hoá” dần trong các chiêu trò lãi suất để tạo lòng tin cho khách hàng. Ví dụ, các app này sẽ quảng cáo cho vay tiền 0% lãi suất, 0% phí tư vấn, giải ngân nhanh dưới 30 phút…Nhưng sau khi đăng ký vay 2 triệu đồng trong 20 ngày, người vay chỉ được giải ngân 1,4 triệu đồng. 600 nghìn đồng còn lại được giải thích là phí quản lý vay, phí hồ sơ, tiền lãi và nhiều khoản chi phí khác. Như vậy, với mỗi ngày vay tiền, thực tế người vay đang phải chịu lãi suất lên đến 64%/tháng (768%/năm).

Còn với các doanh nghiệp P2P Lending, theo thông tin từ Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay của các công ty này thường từ 20 - 30%/năm cho nhà đầu tư, chưa tính một số loại phí như phí tư vấn, phí trả nợ trước hạn…Tất nhiên, các loại phí này cũng được quy định rõ ràng, minh bạch và thường không quá cao.

Đọc kỹ Hợp đồng tín dụng

Một yếu tố nhận diện app "tín dụng đen" khác là vay nợ nhưng không có hợp đồng tín dụng, chỉ có giấy xác nhận số tiền vay, với những thông tin cơ bản như số CMND, địa chỉ thường trú và đặc biệt phải cung cấp tên, và điện thoại của người thân, người quen. Khi người đi vay không trả được tiền, các tổ chức này có thể giới thiệu sang một app "tín dụng đen" khác, để vay mới trả nợ cũ. Cứ thế, nợ chồng nợ, không ít trường hợp người đi vay buộc phải trao hết tài sản đang sở hữu, thậm chí phải chạy trốn để thoát khỏi cảnh nợ nần và sự đe dọa từ các tổ chức nói trên.

Ngược lại, với các doanh nghiệp P2P Lending hoạt động hợp pháp, hợp đồng tín dụng được soạn thảo chuyên nghiệp với tất cả các chi tiết về lãi suất, phí, thời hạn trả nợ, phương pháp tính lãi và trả nợ, nghĩa vụ và quyền lợi của bên vay và bên cho vay.

Kiểm tra thương hiệu của doanh nghiệp cho vay

Các đơn vị P2P Lending hợp pháp thường sẽ có giấy phép đăng ký kinh doanh, có trụ sở với địa chỉ rõ ràng, có văn phòng và nhân viên làm việc trong giờ hành chính, có điện thoại, địa chỉ email để liên lạc.

Việc kiểm tra độ nhận diện của các đơn vị này cũng khá dễ dàng vì họ thường không ngại xuất hiện trong bản tin tài chính của báo chí chính thống, cung cấp ý kiến chuyên môn liên quan đến hoạt động kinh doanh cũng như các vấn đề pháp lý về P2P Lending.

Như vậy, chỉ cần 1 click chuột, bạn đã có thể kiểm tra qua về uy tín của các đơn vị P2P Lending trước khi chọn điểm đến tin cậy cho khoản vay của mình.

Kim Ngân  
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”
SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking
 BIDV được vinh danh trong lĩnh vực tài chính bền vững
Doanh nghiệp bách chiến bách thắng với combo ưu đãi hấp dẫn từ HDBank
BIC tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
Vietcombank giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay VND các khoản vay hiện hữu
HDBank chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu, tiếp tục tăng trưởng tỷ lệ cao
Vay tín dụng kinh doanh lãi suất chỉ từ 6,2%/năm
BIDV ra mắt Chatbot dành cho doanh nghiệp
Cổ đông MSB có thể được chia cổ tức 30%
SeABank đạt lợi nhuận hơn 1.506 tỷ đồng Quý I/2024, tăng 41% so với cùng kỳ
MSB bắt tay với ông lớn ngành vận chuyển, mở rộng ưu đãi cho doanh nghiệp
Nhanh chóng giàu có nhờ 3 bước đi được thực hiện từ tuổi 20
Người giàu ở Mỹ kiếm tiền như thế nào?
SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến
BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở
Thêm 1 khách hàng của HDBank bất ngờ thành tỷ phú
Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank
BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững
Vì sao phụ nữ giỏi tiết kiệm tiền hơn nam giới?
Xem thêm