Thứ tư, 24/04/2024 23:48
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 02/08/2021 19:00

Mẹ bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?

Mẹ bầu được khuyến khích uống nhiều nước trong suốt thai kỳ vì những lợi ích tuyệt vời cho cơ thể mẹ và bé.

Uống nước quan trọng như thế nào trong quá trình mang thai?

Theo nghiên cứu trẻ sơ sinh mới hình thành chứa 90% nước trong cơ thể, trong khi người trưởng thành chỉ chứa 70%. Do đó nước rất cần cho sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Trong khoảng thời gian mang thai mẹ bầu càng nên cung cấp đầy đủ nước để giúp cơ thể dễ chịu và thai nhi phát triển tốt hơn.

Empty

Nước rất quan trọng với sức khỏe bà bầu và thai nhi (Ảnh minh họa)

+ Ngăn ngừa tình trạng mất nước khi mang thai: Những triệu chứng gây ra do thiếu hụt nước như đau đầu, nôn ói, chuột rút, chóng mặt, ngất xỉu,… xảy ra khi mẹ bầu không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nếu mẹ chủ quan không bổ sung đủ lượng nước trong những tháng cuối của thai kỳ, nguy cơ sinh non rất cao.

+ Giảm triệu chứng ốm nghén khi mang thai: Uống nhiều nước khi mang thai, mẹ bầu sẽ giảm bớt được những triệu chứng ốm nghén hành hạ cũng như các triệu chứng khác của thai kỳ như ợ nóng, khó tiêu, … Trong những ngày thời tiết nắng nóng, uống nước nhiều giúp cơ thể mẹ bầu mát mẻ và nhiệt độ bình thường của cơ thể cũng được duy trì.

+ Ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ: Khi mẹ bầu uống nước nhiều trong suốt thai kỳ, tình trạng táo bón được kiểm soát đáng kể.

Ngoài ra, uống nước nhiều còn giúp bài tiết độc tố trong cơ thể mẹ bầu.

Mẹ bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?

Mỗi ngày mẹ bầu nên uống 2- 3 lít nước bao gồm cả nước canh, nước trái cây và sữa tươi...

Dấu hiệu cơ thể mẹ bầu thiếu nước?

uong nuoc 2

Ảnh minh họa

Mẹ bầu hãy theo dõi nước tiểu của mình. Nếu nước tiểu màu trong và vàng nhạt là cơ thể được cung cấp đủ nước, còn nếu nước tiểu chuyển màu vàng sẫm nghĩa là mẹ cần uống nhiều nước hơn.

Lưu ý uống nước khi mang thai

Ngoài chú ý tới việc có thai uống bao nhiêu nước là đủ, các bà bầu cũng cần quan tâm tới một số vấn đề khác như:

+ Uống nước sạch dù ở bất cứ nơi nào. Nước có thể là nước đun sôi (nhưng không để quá 2 ngày) hoặc nước đã được xử lý qua các thiết bị lọc nước.

+ Uống nước thường xuyên, không đợi tới khi khát mới uống.

+ Không vì khát mà uống quá nhiều nước cùng một lúc. Nước uống nên chia thành từng ngụm nhỏ.

+ Nếu sử dụng nước uống đóng chai, hãy kiểm tra cẩn thận hạn sử dụng. Tuyệt đối không nên sử dụng loại có BPA (Bisphenol). Hợp chất nhân tạo thường được sử dụng để làm hộp nhựa, có thể tiết ra chất làm ô nhiễm nước.

-> Tại sao mang thai trước 30 tuổi tốt nhất cho mẹ và bé?

Xem thêm: Bài tập Yoga tốt cho bà bầu (Nguồn: Yoga Lalan)

Hoàng Ly  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm