Chủ nhật, 19/05/2024 19:05
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 03/07/2023 08:04

Mắt biến dạng, nhập viện sau khi làm “chuột bạch” cho học viên cắt mí

Sau khi làm “chuột bạch” cắt mí mắt cho một học viên tại Spa để làm đẹp, cô gái 20 tuổi đã phải đến bệnh viện “cầu cứu” bác sĩ vì mắt bị biến dạng, không mở được.

ThS.BS Phạm Duy Linh - Khoa Phẫu thuật - Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa tiếp nhận trường hợp chị Lê Thu Hương - tên nhân vật đã được thay đổi (20 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng vùng mí trên 2 mắt sưng nề, bầm tím, kết mạc đỏ ngầu, không thể mở mắt và cảm thấy đau nhức do cắt mí hỏng.

Empty

ThS.BS Phạm Duy Linh thăm khám cho bệnh nhân (Ảnh: BSCC)

Theo lời kể của bệnh nhân, do không hài lòng với "cửa sổ tâm hồn" của mình vì hai bên mắt không đều, nhiều nếp mí nên chị Hương đã lên mạng tìm kiếm thông tin để cắt mí mắt. Vô tình thấy một trang Facebook thông báo “tuyển mẫu cắt mí” cho học viên nên chị đã gọi điện cho Spa đó và được tư vấn làm đẹp hoàn toàn miễn phí, thậm chí còn hứa hẹn sẽ có đôi mắt đều nhau, to tròn như các hotgirl trên mạng xã hội.

Đáng chú ý, sau khi thực hiện thủ thuật xong, chị Hương cảm thấy mắt bị đau nhức, sưng húp và chảy dịch nhiều. Chị được cơ sở giải thích đây là điều bình thường sau làm, ai cũng bị như vậy và sau vài ngày sẽ hết dần.

Tuy nhiên đến ngày thứ 2, mắt vẫn tiếp tục chảy dịch, sưng bầm húp hết mắt, chị không thể mở mắt và nhìn rõ mọi vật, đau nhức rất nhiều.

Chị Hương sau đó đã tới cơ sở thẩm mỹ này để kiểm tra lại. Tại đây, họ nói rằng cần đợi vài tháng để mắt phục hồi hoàn toàn, trở nên đẹp hơn và cho chị uống thuốc rồi đi về. Nhưng vì mất niềm tin vào cơ sở, lo lắng cho sức khỏe bản thân và rất khó chịu nên chị đã tới bệnh viện để “cầu cứu” bác sĩ.

Empty

Nhiều bệnh nhân mắt bị mưng mủ, biến dạng do cắt mí hỏng tại các cơ sở không có chuyên môn (Ảnh minh họa)

Trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ Linh cho biết, đây là tình trạng biến chứng tụ máu, tụ dịch vết mổ sau phẫu thuật cắt mí trên tại cơ sở không uy tín.

“Đường rạch da phẫu thuật cắt mí thì nham nhở, không đúng theo giải phẫu thông thường, chỉ khâu thì bị cộm, sẹo rất mất thẩm mỹ. Mắt bầm tím, sưng nề nhiều, còn chảy ít dịch từ vết mổ, hạn chế mở mắt, hạn chế tầm nhìn.

Những điều này có thể do trong quá trình phẫu thuật, người thực hiện tiểu phẫu đã không nắm vững kiến thức giải phẫu, kỹ thuật không chính xác, khâu cầm máu không tốt nên đã gây ra những tình trạng trên”, Bác sĩ Linh giải thích nguyên nhân gây ra tình trạng của bệnh nhân.

Sau khi thăm khám, bác sĩ Linh đã chỉ định phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân. Bác sĩ giải quyết tình trạng tụ máu, tụ dịch thật cẩn thận và phục hồi lại các tổ chức vùng mắt theo lớp giải phẫu bình thường. Việc phẫu thuật ở bệnh nhân này sẽ cần sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng và đòi hỏi phải phục hồi được chức năng mắt được tốt nhất có thể.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã cảm thấy dễ chịu hơn, mắt phần nào đã được cải thiện về mặt chức năng và thẩm mỹ.

Theo bác sĩ Linh, cắt mí mắt là một tiểu phẫu đơn giản, nhưng hệ lụy khá nặng nề nếu không "chọn mặt, gửi vàng".

“Với tâm lý ham được làm đẹp miễn phí, nhanh, không cần thủ tục rườm rà, nhiều người đã chấp nhận làm “chuột bạch” cho các cơ sở làm đẹp để rồi bị biến chứng nặng nề như mí mắt bị trợn do cắt da quá nhiều, mắt không nhắm kín hoặc không mở được như ban đầu, viêm nhiễm trùng, tụ máu tại vết mổ,...

Khi gặp phải những biến chứng này, việc khắc phục thường sẽ rất khó khăn và có thể để lại những hậu quả đáng tiếc, mất thẩm mỹ về sau”, vị chuyên gia thẩm mỹ cảnh báo.

Do đó, để tránh những tai biến trong phẫu thuật tạo hình mí mắt, bác sĩ Linh khuyến cáo mọi người nên đến các bệnh viện, các cơ sở y tế (được cấp phép phẫu thuật thẩm mỹ) để thăm khám cụ thể, từ đó được tư vấn phương pháp thích hợp nhất.

“Mọi người không nên ham rẻ mà thực hiện thủ thuật thẩm mỹ ở các spa hoặc cơ sở làm đẹp chưa được cấp phép. Bên cạnh đó, không nên chạy theo các trào lưu thẩm mỹ hoặc hình mẫu cụ thể do không phù hợp với gương mặt vốn có của mình mà có thể gặp những biến chứng đáng tiếc”, bác sĩ Linh nhấn mạnh.

-->> Cô gái tử vong sau khi tiêm filler nâng ngực ở khách sạn: Nguyên nhân do đâu?

Thúy Ngà  
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Xem thêm