Chủ nhật, 19/05/2024 10:45
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 01/02/2018 20:16

Lưu giữ giá trị văn hóa qua bộ lịch lấy cảm hứng từ Truyện Kiều

Chào đón Tết Mậu Tuất 2018, Trung tâm dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và Khoa học công nghệ cho ra mắt bộ lịch cửu niên dưới dạng nghệ thuật dựa trên tác phẩm Truyện Kiều.

Bộ lịch này được thực hiện trong vòng 10 năm, với sự tham gia của các họa sĩ nổi tiếng, chuyên gia đầu ngành và kinh phí đầu tư lên tới 1 tỷ đồng. Đây thực sự là công trình đồ sộ nhằm lưu giữ giá trị văn hóa của dân tộc. Để hiểu rõ hơn về nội dung, quá trình thực hiện cũng như ý nghĩa của bộ lịch, PV báo Gia đình Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Hoàng Điệp - Giám đốc CTCS cũng là tác giả ý tưởng bộ lịch.

1

TS Nguyễn Hoàng Điệp - người nảy sinh ý tưởng làm lịch Truyện Kiều

"Thai nghén" suốt 10 năm

Lịch nghệ thuật Truyện Kiều vừa ra mắt đã tạo nên tiếng vang lớn bởi sự đồ sộ, công phu và ý nghĩa nghệ thuật cũng như văn hóa. Từ đâu ông có ý tưởng này, thưa TS?

Cách đây 10 năm, CTCS có tổ chức một Hội thảo bàn về giá trị cũng như cách thức lưu giữ, bảo tồn Truyện Kiều. Lúc đó, tôi chợt nhớ tới hai câu thơ day dứt của Nguyễn Du trong bài Độc tiểu thanh ký: "Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như" (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?). Tôi nghĩ rằng việc bảo tồn các giá trị văn hóa như Truyện Kiều trong xã hội hiện đại không phải dễ. Bởi Truyện Kiều có nhiều bản dịch, nhưng những người trẻ hầu như không mấy ai còn đọc từ đầu đến cuối. Có chăng chỉ là các trích đoạn được giảng dạy ở trường trung học. Tôi thiết nghĩ mình phải làm một cái gì đó thiết thực, gần gũi để mọi người có thể nhớ đến Truyện Kiều. Và không có gì gần gũi hơn lịch. Hơn nữa là lịch cửu niên, lồng ghép tranh nghệ thuật. Nó sẽ được treo trong các gia đình, vừa mang yếu tố thiết thực, vừa là nghệ thuật và lưu giữ giá trị văn hóa.

4 (1)

Bộ lịch cửu niên được in bằng chất liệu tốt nhất

Tại sao phải mất 10 năm mới có thể hoàn thành bộ lịch này, thưa ông?

Nói làm lịch thì ai cũng nghĩ rằng dễ. Nhưng đây là một bộ lịch nghệ thuật 9 năm dựa trên kiệt tác của Đại thi hào Nguyễn Du. Chúng tôi phải chuẩn bị rất nhiều, phải cẩn trọng trong từng khâu, từ lựa chọn những cảnh đặc sắc, tuyển chọn họa sĩ, tham vấn Hội đồng chuyên môn đến chuẩn bị kinh phí, chất liệu, nơi in… Điển hình như việc lựa chọn họa sĩ cũng mất rất nhiều thời gian. Ban đầu, rất nhiều người nhận vẽ nhưng không ai đạt yêu cầu. Cuối cùng, chúng tôi mới tìm ra được 4 họa sĩ lột tả được hết cái hồn của Truyện Kiều. Đó là họa sĩ Trịnh Quang Vũ, họa sĩ Trương Thảo, họa sĩ Lê Trí Dũng và Nhà giáo ưu tú Vũ Như Quân. Công tác thẩm định nội dung cũng rất chi tiết, cẩn trọng, qua hàng năm chứ không phải ngày một ngày hai.

Với sự đầu tư công phu như vậy, bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều có những điểm đặc sắc gì, thưa ông?

Đây là bộ lịch độc đáo nhất từ trước tới nay ở nước ta, vừa có giá trị tra cứu 5 loại lịch vừa có giá trị thưởng thức nghệ thuật hội họa từ các bức tranh Truyện Kiều. Cụ thể, mọi người có thể tra cứu 5 loại lịch là Dương lịch, Âm lịch, Can chi, Tiết khí (24 Tiết khí của năm), Nhị thập bát tú (Lịch 28 chòm sao, không chỉ để tra cứu thời tiết mà còn để chọn ngày lành tháng tốt cho những việc đại sự hoặc trước khi xuất hành. Khi muốn tra cứu lịch Nhị thập bát tú, bạn chỉ cần tìm tên sao ở ngày thứ đang xem, sau đó tra cứu ở trang cuối của cuốn lịch (trang 56) sẽ tìm được kết quả sao xấu hay sao tốt để hành sự trong ngày hôm đó.

Về ý nghĩa văn hóa nghệ thuật, bộ lịch dày 56 trang, chứa đựng 27 bức tranh vẽ về cuộc đời, số phận của nàng Kiều dựa theo kiệt tác của Đại thi hào, danh nhân văn hóa Thế giới Nguyễn Du. Các bức tranh đa phong cách trong bộ lịch được các họa sĩ thai nghén, cảm thụ từ nguồn cảm hứng riêng, dâng lên trong mỗi tâm hồn khi đọc Truyện Kiều. Mỗi một bức tranh được minh họa bằng 6 câu Kiều để bạn đọc dễ dàng cảm thụ tính uyên thâm, triết lý trong hội họa cũng như trong thơ Kiều.

3

Cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích dưới họa bút của họa sĩ Trương Quang Vũ

Tôn trọng lịch sử

Hình ảnh nàng Kiều và các nhân vật trong bộ lịch được minh họa rất đẹp nhưng mang hơi hướng Trung Hoa về trang phục, bối cảnh. Nhiều người thắc mắc tại sao không sử dụng chất liệu dân tộc để tôn vinh bản sắc riêng của nước ta, thưa ông?

Alexandre Dumas con - tác giả của cuốn tiểu thuyết Trà hoa nữ từng nói đại ý thế này: Với những người chép sử, nhà báo, nhà văn hóa… tôn trọng lịch sử là điều quan trọng nhất. Với cương vị những người làm văn hóa, chúng tôi cũng cần làm điều đó. Thực tế, Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác dựa trên "Kim Vân Kiều Truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân. Các địa danh, bối cảnh, nhân vật trong truyện như lầu Ngưng Bích, rừng phong, các chức quan… cũng là ở Trung Quốc. Vậy thì sao Kiều có thể mặc áo tứ thân, đi guốc mộc như phụ nữ Việt Nam được? Với những tranh, ảnh minh họa Kiều như vậy, tôi cho rằng đó là sự xuyên tạc lịch sử, không diễn tả đúng cái hồn của tác phẩm. Phải nhấn mạnh rằng, ở đây, chúng tôi truyền tải Truyện Kiều với ý nghĩa là một tác phẩm văn học mang giá trị của Đại thi hào Nguyễn Du nên không thể tự ý thay đổi nội dung.

Bức hình nàng Kiều nude (đang tắm) trong bộ lịch cũng là điều dẫn đến những tranh luận trái chiều. Đây có phải là chi tiết để "câu khách", thưa ông?

Quả thật, chúng tôi phải cân nhắc rất nhiều khi khắc họa chi tiết này vào trong bộ lich. Tuy nhiên, nude cũng là một nghệ thuật. Họa sĩ khắc họa hình ảnh nàng Kiều đang tắm theo đúng miêu tả của Nguyễn Du chứ không hề dung tục, phản cảm. Trong truyện, đây cũng là chi tiết đắt giá, thể hiện ngòi bút sắc sảo, mềm mại của tác giả nên không thể bỏ qua. Hơn nữa trước khi quyết định đưa vào lịch, chúng tôi cũng đã hỏi ý kiến của hơn 100 cô giáo có thâm niên giảng dạy Truyện Kiều nhiều năm. Họ đều cho rằng đây là một hình ảnh đẹp.

Một quyển lịch mà lưu hành tới 9 năm, nhiều người lo sợ nó sẽ bị phai màu, nấm mốc, hỏng hóc theo thời gian. Ông có giải thích gì về điều này?

Chúng tôi đã tính kỹ hết các vấn đề này nên việc lựa chọn nguyên liệu cũng hết sức cẩn trọng. Giấy là loại cút-xê mát có độ nhám, chống ẩm, chống mốc. Phần đòn gánh là thép mạ tĩnh điện có thể nâng được trọng lượng 4,5 kg, trong khi bộ lịch chỉ nặng 850gr. Màu in là loại chất lượng cao của Nhật. Máy in cũng là loại có áp suất thủy lực vài chục tấn. Quá trình in, đích thân tôi giám sát trong 5 ngày, thức trắng đêm để đảm bảo không có sai sót. Tôi muốn mỗi gia đình sẽ có bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều độc đáo hiện hữu trong suốt 9 năm và hơn thế nữa.

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện. Chúc ông và CTCS năm mới mạnh khỏe, thành công!

Video: Hà Đức Chinh được chào đón như người hùng ở Phú Thọ

Hồng Nhung  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm