Thứ sáu, 18/04/2025 14:42     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 08/06/2015 12:30

Liên tiếp ngộ độc nấm làm 56 người mắc, 4 người tử vong

Trong thời gian vừa qua liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc do nấm độc tự nhiên, đây là loại ngộ độc có tỷ lệ tử vong cao và gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo thống kê của ngành y tế, tính riêng trong tháng 5 vừa qua đã xảy ra 10 vụ ngộ độc nấm, trong đó Kon Tum là địa phương ghi nhận nhiều nhất với 04 vụ, tiếp đến là một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu với 02 vụ, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái xảy ra 01 vụ.

Đáng nói là tất cả những tỉnh xảy ra những ca ngộ độc nặng đều là những khu vực đồng bào dân tộc có tập quán thu hái và sử dụng nấm mọc tự nhiên để làm thực phẩm.

Tính từ đầu năm 2015 đến nay, toàn quốc đã ghi nhận 12 vụ ngộ độc do nấm độc, làm 56 người mắc, 52 người đi viện và 04 người tử vong; so với cùng kỳ năm 2014, số vụ tăng 01 vụ, số mắc tăng 10 người, số đi viện tăng 07 người, tuy nhiên tử vong giảm 09 người.

lien-tiep-ngo-doc-nam-lam-56-nguoi-mac-4-nguoi-tu-vong-giadinhonline.vn 1

Loại nấm tán trắng gây ngộ độc nhiều nhất.

Theo các chuyên gia, Việt Nam là một nước nhiệt đới khí hậu nóng ẩm nên thuận tiện cho các loài nấm phát triển, đặc biệt vào mùa Xuân, Hè. Việt Nam có khoảng 50 - 100 loài nấm độc khác nhau, trong đó có những loài có độc tố gây chết người như nấm độc tán trắng, nấm ô tán trắng phiến xanh, nấm độc trắng hình nón.

Độc tố nằm trong toàn bộ cây nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm). Độc tố có thể thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu và thường gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, rất phức tạp và khó tiên lượng. Để phòng chống ngộ độc do nấm độc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân: “tuyệt đối không thu hái, không chế biến và không ăn nấm mọc hoang dại, nấm lạ, không rõ nguồn gốc, nấm nghi ngờ không bảo đảm an toàn dù chỉ một lần”;

Phát hiện sớm các triệu chứng ngộ độc liên quan đến việc ăn nấm (buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, đau đầu…) cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Đồng thời Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân nhận dạng nấm độc bằng mắt thường. Theo đó, nhưng loại nấm có đủ: mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là nấm độc. Ngoài ra, bên trong thân cây nấm mầu hồng nhạt, mũ nấm mầu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm là nấm độc.

Quỳnh Thơ

Tags:
Tỉnh Nghệ An sắp xếp cấp xã như thế nào, bao giờ hoàn thành?
Điều gì xảy ra với phi hành gia sau 9 tháng sống trên vũ trụ?
Tỉnh Quảng Ninh sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như thế nào?
Nghệ An xử lý thế nào với 278 cơ sở nhà đất, trụ sở bỏ hoang?
Nghệ An giảm 31 trường công lập, 200 điểm trường trong 5 năm
Từ cậu bé chưa học hết lớp 1 đến tỷ phú BĐS, 'vua khoai tây'
Hộ gia đình sống ‘nghẹt thở’ bên trong cụm công nghiệp ở Quảng Ninh
Vì sao có hiện tượng hồi quang phản chiếu ở người sắp qua đời?
Nghệ An còn bao nhiêu xã sau tinh gọn?
Quảng Ninh: Xử phạt, tạm dừng hoạt động Công ty TNHH Chế biến thực phẩm sạch Trung Hiếu
11 ngành nghề AI dù phát triển vẫn khó lòng “xóa sổ”
Bộ Y tế đề nghị tăng cường công tác bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em
4 loại trà đắt nhất thế giới, giá gần 5 triệu đồng mỗi tách
Cơ hội trải nghiệm hệ sinh thái toàn diện của Vingroup tại Ngày hội Xanh 2025
Nhiều cán bộ tại Nghệ An làm việc cầm chừng, có biểu hiện buông xuôi trong quá trình sáp nhập
Hồi sinh rừng ở huyện đảo Vân Đồn - Quảng Ninh
Chuyến bay 'thần tốc' chở hành khách đặc biệt
Thiếu niên 14 tuổi phát triển ứng dụng AI tìm ra bệnh tim trong 7 giây
Nữ tiếp viên hàng không bỏ 'giấc mơ bay' 11 năm theo đuổi, khởi nghiệp ở lĩnh vực ít ai dám làm
Hát Xoan làng cổ: Di sản văn hóa dân tộc độc đáo vùng Đất Tổ
Xem thêm