Thứ hai, 20/05/2024 03:21
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 17/02/2019 22:38

Lễ hội rước “Ông Lợn” làng La Phù Hà Nội thu hút du khách

Ngày 13 tháng Giêng hàng năm, khai xuân đầu năm lễ hội rước lợn được diễn ra tại làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) thu hút đông đảo du khách đến tham dự.

Khai xuân lễ hội rước "Ông Lợn" làng La Phù

Từ xưa đến nay, lễ rước “Ông lợn” đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân làng La Phù. Tương truyền, lễ rước “Ông lợn” là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi. Trước mỗi khi lên đường đi đánh giặc ông lại thổi xôi, mổ lợn khao quân. Người dân trong làng khi đó thường mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành Hoàng làng.

51945489_2044010162373260_54928392583118848_n
52444212_371970196973071_5929624972614959104_n

Ông Lợn to nhất, đẹp nhất được lựa chọn làm lễ tế để mong muốn cả năm đó dân làng La Phù gặp may mắn và làm ăn phát tài, phát lộc.

Năm nào cũng vậy, cứ 18h ngày 13 tháng Giêng, bất kể nắng hay mưa, dân làng La Phù vẫn giữ truyền thống mổ lợn và rước lợn vào đình làng. Lễ hội năm nay, các xóm chọn ra được 17 "ông lợn" đạt tiêu chuẩn tham dự. 17 "ông lợn" sẽ được mổ và làm sạch trước khi đem đến lễ rước. 21h ngày 13 tháng Giêng, các “ông lợn” lần lượt được rước vào đình dưới sự hướng dẫn của ban tổ chức và các bậc cao niên.

page

Từng thôn làng lại có từng phong cách rước khác nhau, có làng hát quan họ, có làng rước cùng điệu múa sinh tiền. Mỗi đám rước gồm 3 kiệu chính: bàn lộc, mâm xôi và “Ông lợn”.

Việc quan trọng và cẩn thận nhất là khoác áo choàng lên cho "Ông lợn". Áo choàng là lớp mỡ được bóc ra từ chính "Ông lợn". Tiêu chuẩn lợn rước phải có vóc dáng cân đối, tướng mã đẹp, lưng to phẳng như cái phản, màu da trắng tinh, không được có màu vết đen hay màu loang lổ. Các Ông đều là lợn đực đã thiến, và quan trọng nhất phải có đuôi. Xưa kia, chủ yếu nuôi giống lợn nội, các Ông lợn tế chỉ dưới 50kg. Ngày nay, các Ông lợn tế càng to càng tốt, tối thiểu phải 250kg trở lên. Lợn to để sau khi tế lễ xong còn chia phần “thụ lộc”. Lợn tế khi lên kiệu dáng đẹp, da đẹp dân làng tin rằng trong năm sẽ gặp những điều thuận lợi khi làm ăn.

Đến 12h đêm, các cụ cao tuổi bắt đầu làm lễ tế kéo dài đến 1,2h sáng hôm sau. Sau khi làm lễ xong, các xóm làng sẽ rước các “ông lợn” trở lại nhà và chia lợn phát lộc cho các hộ gia đình.

52592553_2122920084463221_5450528874054025216_n
52759720_2339608599601008_1077955826867503104_n
52775058_772867173094903_7977964471727423488_n
51960942_2235643446685844_5613557311395069952_n

Hình ảnh lễ rước "Ông Lợn" thu hút đông đảo người tham dự trong dân làng

->Đi lễ đầu năm: "Không phải lễ vật nhiều trước mặt thần thánh mới gặp điều tốt"

Xem thêm: Lễ hội rước "Ông Lợn" độc đáo tại làng La Phù, Hòa Đức, Hà Nội

Ánh Dương  
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Xem thêm