Chủ nhật, 19/05/2024 14:51
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 05/02/2017 18:14

Lễ hội làng Triều Khúc: Nét đẹp văn hóa trường tồn

Hằng năm, cứ vào mùng 9 đến 12 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) lại hồ hởi, háo hức rủ nhau đi xem lễ hội truyền thống, tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng đã mang lại cuộc sống no ấm, yên bình cho làng.

Một làng quê mộc giữa Hà Thành
Với dòng chảy của thời gian cùng tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, người dân làng Triều khúc vẫn luôn nhắc nhở nhau việc giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc trên mảnh đất cha ông. Cứ mỗi độ xuân về, Tết Nguyên Đán đi qua, nhân dân làng Triều Khúc lại mở hội, chung vui trong ngày lễ lớn của làng.

le-hoi-lang-trieu-khuc-net-dep-van-hoa-truong-ton-giadinhonline.vn 1

Không khí náo nhiệt trong ngày hội làng

Trước đây, làng Triều Khúc từng được biết đến với nghề dệt thao, thêu may, làm lọng, tua cờ, quả cù, chân chỉ,… Bằng đôi bàn tay khéo léo, họ không chỉ dệt nên những sợi chỉ mềm mại mà còn dệt nên truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Lễ hội dân gian là một trong những nét văn hóa bản sắc nhất của làng. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao to lớn của vị vua Phùng Hưng, mà còn là dịp vui chơi, trẩy hội đầu xuân năm mới của người dân trong làng.
Nét son trường tồn
Lễ hội của làng Triều Khúc luôn được tổ chức tôn nghiêm, trật tự, văn minh, tạo không khí vui vẻ cho người tham dự. Bắt đầu lễ hội là những nghi lễ quan trọng không thể thiếu như như lễ dâng hương, lễ rước sắc, lễ nhập tịch, tế lễ,…cùng nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc như múa rồng, múa lân, múa sênh tiền, múa bồng, múa chạy cờ….

le-hoi-lang-trieu-khuc-net-dep-van-hoa-truong-ton-giadinhonline.vn 2

Kiệu rước vua Phùng Hưng từ Đình Đại ra Đình Sắc để tổ chức Lễ Rước Sắc mang ý nghĩa mời Ngài về ngự tại đại đình làng, mừng ngày đăng quang, cảm tạ Ngài đã ban cho dân làng một cuộc sống ấm no, an lành.

Sau lễ rước sắc là Lễ Nhập Tịch xin Ngài cho phép mở hội. Cuối cùng là Lễ Tế giã (12/1 âm lịch) tức là lễ tiễn biệt, rước thánh Hoàn Cung, kết thúc lễ hội

Đặc sắc nhất trong lễ hội chính là điệu múa bồng hay còn gọi là “con đĩ đánh bồng” - sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân nơi đây. Nguồn gốc của điệu múa bắt nguồn vào thế kỷ thứ 8, đức vua Phùng Hưng trước khi vây hãm và hạ thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay) đã đóng quân tại làng Triều Khúc. Để khích động tướng sĩ và cũng là giải trí cho nghĩa quân, Ngài đã cho binh lính đóng giả gái, ăn mặc sặc sỡ, đeo trống múa bồng. Dù có ở nhiều nơi, nhưng chỉ riêng ở Triều Khúc, điệu múa bồng vẫn giữ được nguyên hồn cốt và thần thái từ xa xưa.

le-hoi-lang-trieu-khuc-net-dep-van-hoa-truong-ton-giadinhonline.vn 3

Để hóa thân thành những cô gái duyên dáng, uyển chuyển, các chàng trai của làng phải chít khăn mỏ quạ, đánh phấn, tô son, mặc váy đụp đen, yếm tua màu. Múa bồng có khoảng 30 điệu, với 3 động tác chính: đánh trống bồng đi ngang, uốn tay như bông hoa và vuốt xuống tang trống. Người múa làm sao vừa thể hiện được nét lẳng lơ của người con gái vừa toát lên phong thái nam nhi, tinh thần thượng võ

le-hoi-lang-trieu-khuc-net-dep-van-hoa-truong-ton-giadinhonline.vn 4

Những chàng trai trong đội múa được tuyển chọn kỹ lưỡng, phải là trai gốc của làng, hình dáng ưa nhìn và đặc biệt phải có khả năng múa uyển chuyển, thể hiện được sự đong đưa trong ánh mắt, nụ cười với bạn diễn khi múa bồng

Sau phần lễ, người dân làng Triều Khúc còn tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, cờ tướng, đấu vật, bịt mắt đập niêu, đá bóng, đá cầu, cầu lông, đánh cờ, trưng bày cây cảnh,... cùng nhiều chương trình văn nghệ do đội văn nghệ của xã biểu diễn.

le-hoi-lang-trieu-khuc-net-dep-van-hoa-truong-ton-giadinhonline.vn 5

Thi đấu cờ tướng

Hội làng Triều Khúc như một bức tranh sống động của một lễ hội văn hóa làng quê Việt Nam với phần lễ tôn nghiêm, trang trọng, linh thiêng cùng phần hội vui tươi, náo nhiệt từ các trò vui dân gian. Lễ hội để lại ấn tượng đẹp trong lòng người xem bởi sự tổ chức quy củ, những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, hướng tới lịch sử dân tộc, giữ gìn nét văn hóa đẹp của cha ông. Mỗi khi đến mùng 9 hằng năm, dù đi đâu xa, mỗi người con của làng đều cố gắng trở về, hòa mình vào lễ hội của quê hương.

Ngày nay, hội làng Triều Khúc vẫn giữ được nét nguyên sơ nhất, mang đậm cốt cách, nét đẹp tâm linh của lễ hội truyền thống giữa thủ đô ngàn năm văn hiến. Nét nguyên sơ ấy đã, đang và sẽ được lưu truyền, còn mãi bởi những người dân ở ngôi làng bình dị này.

Nguyễn Ngân


Tags:
  • Tin liên quan
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Người nghèo mua Lamborghini
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Xem thêm