Thứ sáu, 06/06/2025 05:26     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 10/06/2021 08:00

Lấy ráy tai ở tiệm cắt tóc, nên hay không?

Nhiều người thích cảm giác được lấy ráy tai khi đi cắt tóc nhưng chuyên gia Tai - Mũi - Họng cảnh báo việc làm này có thể gây nguy hiểm.

Nhiều người nghĩ không lấy ráy tai sẽ gây ra việc tắc nghẽn ống tai, làm suy giảm thính giác. Vì thế theo thói quen, họ sẽ sử dụng bông tăm, đầu chiếc chìa khóa, chiếc kẹp tóc hay đơn giản là móng tay để ngoáy lỗ tai cho... đã ngứa.

Cũng không khó bắt gặp các trường hợp đi cắt tóc ở tiệm rồi “tiện thể” nhờ thợ lấy ráy tai để có cảm giác được thư giãn. Điều này có thực sự đúng đắn?

Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Đình Trường - Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện 19-8, Bộ Công an cho biết: “Lấy ráy tai không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh dễ gây chảy máu, chấn thương ống tai, chấn thương màng nhĩ, gây viêm ống tai ngoài do vi khuẩn, do nấm và điều đó hay xảy ra khi lấy ráy tai tại nhà hoặc ở các tiệm cắt tóc”.

lay ray tai (2)

Thạc sỹ, BSCKII Nguyễn Đình Trường

Ráy tai được bài tiết tại ống tai ngoài vùng lông tai có tác dụng ngăn chặn côn trùng bảo vệ màng nhĩ và tai giữa. Tuy nhiên khi có quá nhiều ráy sẽ gây cản trở đường đi của âm thanh, ảnh hưởng tới giao tiếp xã hội thì cần làm sạch ráy tai.

Tại các tiệm cắt tóc, dụng cụ vệ sinh tai thường được sử dụng chung cho nhiều người nên sẽ chứa các loại vi khuẩn như kỵ khí, hiếu khí, ram âm, ram dương, siêu vi và vi nấm... Người được lấy ráy tai sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao.

Hơn nữa, dùng chung dụng cụ lấy ráy tai không qua khử trùng dễ mắc bệnh viêm nhiễm tai ngoài. Nhiều trường hợp lấy ráy tai gây nấm, rách da ống tai, nhiễm trùng, mưng mủ, rách màng nhĩ...

lay ray tai (1)

Lấy ráy tai tại nhà hay ở tiệm cắt tóc có thể gây nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, do lớp màng nhĩ trong tai rất mỏng nên có thể bị thủng bất cứ lúc nào dù chỉ với một áp lực nhỏ. Chính vì vậy, chúng ta không nên ngoáy bông tăm, chìa khóa, móng tay… vào tai vì có thể gây tổn thương ống tai như trầy xước, thủng màng nhĩ, làm mất thính giác và ù tai hay chóng mặt…

Nếu chọc sâu hơn, còn có thể gây ra tổn thương phía sau màng nhĩ - làm trật khớp chuỗi xương con gây giảm thính lực. Thậm chí nặng hơn, hành động này có thể gây tổn thương cả tai trong, gây giảm thính lực đến điếc hoàn toàn.

Vì vậy, Bác sĩ Nguyễn Đình Trường khuyến cáo mọi người không nên tự ý ngoáy tai hay lấy ráy tai ở tiệm tóc. Trong trường hợp có ráy tai, các bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để được kiểm tra và lấy bỏ.

Thúy Ngà  
Chủ quan chó nhà cắn, bé 8 tuổi nguy kịch do không tiêm vắc xin
Long Châu kết hợp GSK đưa thuốc điều trị hô hấp, viêm tai giữa cho trẻ em Việt Nam
Bé trai 3 tuổi nhập viện gấp do tự điều trị cúm B tại nhà
Những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè
Phân loại u xơ tử cung hiện nay như thế nào?
Sản phụ 30 tuổi 'vượt cạn' cùng khối u xơ tử cung nặng 1,6kg
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Nhà thuốc An Khang triển khai hệ thống tra cứu trực tiếp dữ liệu thuốc
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
Người phụ nữ 48 tuổi mang khối u xơ tử cung nặng 1,2kg
Ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi từ người hiến chết não
Xem thêm