Thứ năm, 16/05/2024 18:48
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 01/02/2023 06:00

Làm thế nào khi bị kiện vì vay tiền không có khả năng trả nợ?

Sau khi vay nợ để làm ăn nhưng do thua lỗ, không còn khả năng trả nợ và bị kiện ra toà thì cần làm gì?

Hỏi: Tôi có vay mượn người quen gần 1 tỷ đồng để làm ăn kinh doanh. Có làm giấy mượn tiền không có thời hạn trả và không có lãi suất. Sau đó tôi đã trả cho họ 300 triệu nhưng do làm ăn thua lỗ giờ nên giờ không có khả năng trả số nợ còn lại và không còn tài sản gì giá trị.

Hiện nay người quen đã làm đơn khởi kiện tôi ra toà. Vậy tôi nên làm gì khi rơi vào trường hợp này?

Nguyễn Tuấn Nam (quận Hà Đông, Hà Nội)

Trả lời:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Khi người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận thì người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả nợ.

Vay-tien01

Nhiều người vay nợ để làm ăn nhưng do thua lỗ, không còn khả năng trả nợ và bị kiện ra toà (Ảnh minh họa)

Trường hợp bạn chưa có khả năng trả nợ trong quá trình hoà giải bạn có thể gia hạn thời gian trả nợ hoặc trả nợ theo từng quý nếu được bên cho vay đồng ý.

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 tại Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự:

1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Nếu hai bên hoà giải thành thì Toà án sẽ ra quyết định công nhận hoà giải thành để hai bên thực hiện.

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội):

PV  
Xem thêm