Thứ bảy, 29/06/2024 06:30
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 29/06/2024 06:30

Làm nghề gì để thành tỷ phú?

Làm gì để trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới luôn là chủ đề thú vị được nhiều người quan tâm. Theo tạp chí Forbes, ngành tài chính - đầu tư tạo ra hơn 420 tỷ phú cho toàn cầu.

Theo danh sách tỷ phú thế giới năm 2024 được tạp chí Forbes công bố, toàn cầu ghi nhận kỷ lục 2.781 tỷ phú, nhiều hơn 141 người so với năm ngoái. Khối tài sản của các tỷ phú trên thế giới cũng đạt mức cao nhất từ trước đến nay, với tổng giá trị lên tới 14.200 tỷ USD. Con số này đạt được nhờ vào sự khởi sắc của thị trường chứng khoán, bất chấp bối cảnh lạm phát và biến động địa chính trị vẫn đang diễn ra.

Có nhiều cách để các vị tỷ phú đạt được khối tài sản kếch xù như trên, từ lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, phát triển các công ty công nghệ đến bán ô tô, thời trang xa xỉ. Tuy nhiên, theo thống kê của Forbes, phần lớn tỷ phú hàng đầu thế giới đều trở nên giàu có nhờ kinh doanh 10 ngành tiêu biểu.

Tài chính - đầu tư

Theo thống kê của tạp chí Forbes, trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2024, có tới 427 tỷ phú thuộc lĩnh vực tài chính - đầu tư. Nói cách khác, 15% tỷ phú thế giới giàu lên nhờ đầu tư tài chính.

Trong đó, người giàu nhất là tỷ phú Warren Buffett với khối tài sản 133 tỷ USD. Ông là Chủ tịch kiêm CEO công ty đầu tư Berkshire Hathaway. Công ty này sở hữu cổ phần trong hơn 60 doanh nghiệp, trong đó có Apple, Duracell và Dairy Queen.

Tài chính - đầu tư là lĩnh vực có nhiều tỷ phú nhất, đứng đầu là tỷ phú Warren Buffett

Được biết, năm 16 tuổi, Warren Buffett đăng ký và theo học chuyên ngành Kinh doanh tại trường Wharton (trường kinh doanh có tiếng thuộc Đại học Pennsylvania - Mỹ)

Nhưng sau đó 2 năm, ông chuyển đến Đại học Nebraska (trường đại học có lịch sử lâu đời nổi tiếng thứ 3 nước Mỹ, chỉ sau Đại học Harvard và Stanford). Warren Buffett tốt nghiệp cử nhân Khoa học Quản trị kinh doanh ở tuổi 20.

Công nghệ

12% tỷ phú thế giới xuất thân từ lĩnh vực công nghệ. Nhắc đến lĩnh vực này, không thể không kể đến nhà sáng lập trang thương mại điện tử Amazon - Jeff Bezos với khối tài sản 194 tỷ USD.

Hiện nay, Jeff Bezos cũng là chủ sở hữu tờ Washington Post và công ty hàng không vũ trụ Blue Origin. Cuối năm 2021, Bezos từ chức CEO Amazon và chỉ giữ chức Chủ tịch.

Ngoài ra, có thể kể đến nhiều tỷ phú nổi tiếng khác trong lĩnh vực công nghệ như Bill Gates - nhà đồng sáng lập Microsoft, Mark Zuckerberg - người sáng lập và CEO của Meta,...

Nhiều tỷ phú nổi tiếng xuất thân từ lĩnh vực công nghệ

Sản xuất

Xếp vị trí thứ 3 trong nhóm ngành nhiều tỷ phú là ngành sản xuất với 328 tỷ phú. Người giàu nhất là Reinhold Wuerth (33,6 tỷ USD). Ông là Chủ tịch hãng sản xuất thiết bị cơ khí - kim loại Wuerth Group. Tỷ phú tham gia vào việc kinh doanh của gia đình từ năm 14 tuổi và tiếp quản công ty khi mới 19 tuổi.

Thời trang - Bán lẻ

Bernard Arnault - Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH là người đứng đầu lĩnh vực này. Tập đoàn của tỷ phú này hiện sở hữu 75 thương hiệu thời trang và mỹ phẩm, như Sephora, Tiffany & Co, Givenchy, Christian Dior, Dom Perignon và Moët Hennessy.

Bernard Arnault hiện cũng là người đang giữ vị trí số 1 trong danh sách tỷ phú 2024 của Forbes với giá trị ròng 233 tỷ USD.

Thực phẩm - Đồ uống

Thực phẩm - đồ uống là ngành hàng đang ngày càng phát triển với 210 tỷ phú năm 2024. Người giàu nhất là Zhong Shanshan (62,3 tỷ USD). Ông là Chủ tịch hãng nước đóng chai Nongfu Spring. Ngoài ra, Zhong còn kiểm soát hãng dược phẩm Beijing Wantai Biological Pharmacy. Ông hiện là người giàu nhất Trung Quốc.

Zhong Shanshan là "ông trùm" ngành thực phẩm - đồ uống

Đa ngành

Số tỷ phú trong lĩnh vực này là 201 người. Đứng đầu là tỷ phú Mukesh Ambani (116 tỷ USD). Tỷ phú Ấn Độ hiện là Chủ tịch Reliance Industries, kinh doanh nhiều mảng từ hóa dầu, khí đốt, dầu mỏ, bán lẻ đến viễn thông. Vài năm gần đây, việc kinh doanh của Ambani phát đạt, giúp ông liên tục thăng hạng trong danh sách người giàu thế giới.

Y tế

Là lĩnh vực thiết yếu trong đời sống nên không khó lý giải khi con số tỷ phú trong lĩnh vực này lên tới 197 người. Người giàu nhất trong danh sách tỷ phú lĩnh vực y tế là Dilip Shanghvi (22,6 tỷ USD). Ông là nhà sáng lập kiêm Giám đốc Sun Pharmaceutical Industries - hãng dược phẩm giá trị nhất Ấn Độ.

Bất động sản

Bất động sản lâu nay được xem là lĩnh vực màu mỡ để các nhà đầu tư lựa chọn bởi mức tăng trưởng đáng kinh ngạc. “Ông trùm” bất động sản năm 2024 là Lee Shau Kee (27,7 tỷ USD). Ông là người đồng sáng lập Sun Hung Kai và Henderson Land Development - hai hãng bất động sản thuộc top lớn nhất Hong Kong (Trung Quốc).

Truyền thông - Giải trí

Người giàu nhất trong lĩnh vực truyền thông - giải trí là Rupert Murdoch (19,5 tỷ USD). Ông trùm truyền thông năm nay 93 tuổi. Mudoch là người gây dựng News Corp - một trong những đế chế truyền thông lớn nhất thế giới, sở hữu các tờ Wall Street Journal, Times of London, New York Post...

Năng lượng

Có 98 tỷ phú thế giới hiện đang làm trong lĩnh vực năng lượng. Nổi bật nhất là Harold Hamm (18,5 tỷ USD). Ông là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Continental Resources - một trong những hãng dầu mỏ tư nhân lớn nhất Mỹ. Harold Hamm năm nay 78 tuổi.

Phương Anh (Theo theo Forbes)  
Làm nghề gì để thành tỷ phú?
SeABank được vinh danh giải thưởng quốc tế Ngân hàng Quản trị rủi ro xuất sắc và Ngân hàng sáng tạo xuất sắc
Chuyển đổi số kịp thời, một ngân hàng nhận giải thưởng kép
BAC A BANK tiếp tục được vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024”
MSB tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỷ đồng
MSB công bố báo cáo phát triển bền vững: Tiên phong thực hiện thi xu hướng ESG
IFC đầu tư vào trái phiếu xanh lam đầu tiên của Việt Nam do SeABank phát hành nhằm thúc đẩy tài chính khí hậu
Doanh thu trang sức PNJ tăng nhờ điều này
SHB tung gói giải pháp hấp dẫn cho doanh nghiệp FDI
Hè tưng bừng, 'Chọn SeABank - Nhiều lợi ích - Ít âu lo'
Ngân hàng phát triển bền vững trên nền tảng quản trị rủi ro vững chắc
Gần 1.000 CBNV SeABank ra quân làm sạch bờ biển tại 11 tỉnh thành, hướng tới phát triển bền vững
Ngân hàng áp dụng xác thực bằng sinh trắc học đối với giao dịch số hóa
LPBank trả 2.500 USD/tháng để chiêu mộ nhân tài công nghệ
BIDV và UKEF hợp tác thúc đẩy phát triển bền vững
SeABank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 24.957 tỷ đồng
T&T Group và tập đoàn Erex - Nhật Bản hợp tác phát triển nhà máy điện sinh khối tại An Giang
SeABank phát triển chính sách SeALoyalty với nhiều đặc quyền cho doanh nghiệp
Vingroup và Mitsubish Corporation ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn diện
BIDV và Đại học Thái Nguyên tăng cường hợp tác
Xem thêm