Thứ tư, 17/04/2024 17:49
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 22/11/2021 15:17

Làm gì để vượt qua nỗi đau người thân qua đời vì Covid-19?

Đại dịch Covid-19 đã lấy đi tính mạng của hơn 23.000 người Việt Nam. Đó là nỗi mất mát rất lớn của toàn dân tộc, đặc biệt gây ra tâm lý nặng nề và dai dẳng với những người phải chứng kiến người thân của mình ra đi.

Theo khoa Y, Đại học Y dược TP.HCM, đứng trước nỗi đau mất mát chứng kiến người thân ra đi, tâm lí con người thường trải qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chối bỏ, là giai đoạn đầu có thể giúp bạn sống sót sau mất mát. Con người thường phủ nhận tình huống thực tế đang xảy ra.

Giai đoạn 2: Tức giận, là giai đoạn phổ biến để suy nghĩ “ tại sao lại là tôi?” và “cuộc sống không công bằng!”. Lúc này, con người khó kiểm soát được cảm xúc, hướng sự giận dữ của mình tới những người hoặc vật xung quanh.

Giai đoạn 3: Thương lượng, ở giai đoạn này người chứng kiến mất mát thường có những hy vọng hão huyền. Họ tìm những lí do từ bên ngoài để bảo vệ bản thân khỏi vấn đề thực tại.

Giai đoạn 4: Trầm cảm, ở giai đoạn này chúng ta có 2 trạng thái phổ biến là uồn bã, hối tiếc và yên lặng, chỉ muốn ở một mình.

Giai đoạn 5: Chấp nhận, lúc này người trải qua mất mát bắt đầu quay lại với thực tế. Họ bình thản và chấp nhận thực tại.

Empty

Người dân trên cả nước tưởng niệm người đã mất vì Covid-19.

Người chứng kiến những mất mát sau đại dịch Covid-19 có thể trải qua hoặc không trải qua các giai đoạn trên theo thứ tự, không có khoảng thời gian cụ thể nào được đề xuất cho từng giai đoạn trên. Tuy nhiên, Đại học Y dược TP.HCM cũng đưa ra các triệu chứng phổ biến của đau buồn bao gồm: mất ngủ; mệt mỏi, đau nhức; ăn không ngon; căng thẳng; tức giận; lo lắng; xa lánh người xung quanh; hành vi bất thường và buồn bã.

Với mỗi độ tuổi khi phải chứng kiến người thân của mình ra đi sẽ có những tâm lý khác nhau. Chính vậy, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần giúp người thân vượt qua nỗi đau, mất mát sau đại dịch là điều vô cùng quan trọng.

Theo các chuyên gia của Đại học Y dược TP. HCM, bên cạnh tổ chức buổi lễ để kỉ niệm, tưởng nhớ người đã mất thì chúng ta nên tự chăm sóc bản thân bằng cách ngủ đủ giấc, ăn những món ăn có lợi cho sức khỏe, thư giãn với Yoga, âm nhạc, thiền…

Cùng với đó, vận động là cách hữu hiệu để giảm mệt mỏi, buồn phiền. Hoặc có thể tâm sự, trò chuyện với người thân, người đáng tin cậy để giải tỏa những nỗi buồn, những vết thương trong lòng. Ngoài ra, bạn có thể tìm sự hỗ trợ từ tâm lý gia, liên lạc với bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa về sức khỏe tâm thần.

Empty
Empty

Infographic do ĐH Y dược TP.HCM thực hiện

Thúy Ngà  
Trang Đời sống & Pháp luật đổi tên miền
Bùng nổ “vũ điệu Yoga” dẫn lối vẻ đẹp Việt
Nguyễn Khắc Hưng: Từ trẻ tự kỷ nặng thành Kỷ lục gia thế giới
VCCA giới thiệu triển lãm định dạng Digital các kiệt tác của trường phái lập thể
Nghề lạ thu nhập 1,8 tỷ đồng/năm, nhiều người giỏi nhưng ít kẻ dám làm
Xe vận chuyển chất thải tại Hà Nội phải có camera hành trình, GPS
Chăm sóc SKSSS/KHHGĐ cho người dân vùng đông dân cư ở Quảng Bình
Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024
Sự kiện Hula Summer tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2024
Khánh thành tượng đài Lê-nin tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 vinh danh 5 hạng mục, nhận hồ sơ từ ngày 16/4
Tăng gấp đôi chuyến bay dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Hà Nội thí điểm 7 điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt
'Rước họa vào thân' vì thói quen để 4 đồ vật này đầu giường
Người đàn ông 15 năm âm thầm nuôi dưỡng hơn 200 em nhỏ
Vinschool tuyển sinh khóa đầu tiên tại Phú Quốc
Khai hội truyền thống Bạch Đằng 2024
Sốc phản vệ nhập viện sau khi ăn thịt chim bồ câu
Quỹ Toyota Việt Nam bàn giao công trình nước sạch tại Điện Biên
Khai trương Phòng khám Phẫu thuật thẩm mỹ quốc tế Hà Nội
Xem thêm