Khẳng định thương hiệu MVP trên thị trường XKLĐ
Trong bối cảnh chung, những năm gần đây lĩnh vực XKLĐ cũng gặp nhiều khó khăn. Thị trường XKLĐ cạnh tranh ngày càng gay gắt, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, dịch bệnh… khiến các doanh nghiệp XKLĐ khó trụ vững nếu không nhanh chóng thay đổi.
Vượt qua nhiều khó khăn, Công ty Cổ phần Nguồn nhân lực Việt Nam Thái Bình Dương (MVP) đã bứt phá ngoạn mục. Trừ những lúc dịch bệnh Covid, Hàng không đóng cửa, trung bình mỗi tháng MVP vẫn có hàng trăm lao động bay sang Hàn Quốc, Nhật Bản… làm việc với nhiều ngành nghề, từ xây dựng, điện tử, cơ khí may mặc, nhựa, chế biến thủy sản, thuyền viên tàu cá…
Nhiều năm qua MVP không chạy theo số lượng, làm ít nhưng chắc, chất lượng luôn là mục tiêu hàng đầu để duy trì và phát triển thương hiệu. Công ty luôn chú trọng công tác giáo dục định hướng để duy trì và giữ vững thị trường. Xác định được điều này MVP đã từng bước qui hoạch, xây dựng cơ sở đào tạo chính quy với nhiều trang thiết bị tốt, phù hợp với chuyên môn và ngành nghề đối tác nước ngoài cần, lao động của MVP được đào tạo chuẩn chỉnh trước khi xuất cảnh.
Lao động của MVP trước giờ xuất cảnh
Lao động không chỉ được học về ngoại ngữ, tay nghề, luật pháp, phong tục tập quán nước sở tại mà cả về thể lực để đủ sức khỏe làm việc, nên những lao động của MVP dù phải một mình ra nước ngoài, nhất là thuyền viên tàu cá phải đi quá cảnh qua nhiều nước để đến được với tàu đánh cá đang ở ngoài khơi, nhưng họ vẫn vững tâm vì đã được đào tạo bài bản, được trang bị chu đáo. Đó chính là thế mạnh đồng thời cũng là nguyên nhân khiến MVP ít gặp rủi ro.
Trao đổi với PV Gia Đình Việt Nam, ông Đoàn Mạnh Cường, Tổng Giám đốc MVP cho biết: Phát triển, mở rộng thị trường thuyền viên tàu cá luôn được công ty chú trọng. Công ty hiện có hơn 300 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc. Sau hơn 3 năm duy trì và phát triển thị trường, thuyền viên của MVP được các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao. Chính vì vậy chỉ tiêu dành cho MVP ngày càng nhiều. Ngay những ngày đầu năm 2023, MVP đã tuyển chọn 40 thuyền viên từ các tỉnh miền Trung để đào tạo. Có thể nói, xuất khẩu lao động thuyền viên tàu cá đang là thế mạnh của MVP.
Thuyền viên được đào tạo tập trung đảm bảo cả về sức khoẻ, ngoại ngữ và chuyên môn như: Trầy dây, vá lưới, móc câu, say sóng…
Trong làng XKLĐ, dù đi sau, nhưng MVP lại tiên phong đầu tư dây chuyền tuyển chọn đào tạo bài bản, ví như chương trình đào tạo chống say sóng, quay vòng, đan lưới buộc dây cho thuyền viên. 100% thuyền viên tàu cá của MVP xuất cảnh đều có sức khoẻ và thực hành tốt chuyên môn như: Trầy dây, vá lưới. móc câu, say sóng…
Gần 10 năm xây dựng và phát triển, MVP đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực XKLĐ, góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhiều gia đình, đặc biệt là với những ngư dân vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, Quảng Trị tạo nên uy tín của lao động Việt Nam trên các thị trường quốc tế. Với hàng ngàn lượt lao động ra nước ngoài làm việc, MVP đã góp phần đáng kể vào việc giảm nghèo, tăng nguồn thu cho quốc gia. Từ chỗ chỉ là một Trung tâm XKLĐ, đến nay MVP đã là một thương hiệu có tiếng trong làng XKLĐ của Việt Nam.
Quy trình tuyển chọn của MVP rất chặt chẽ, đúng người, đúng nghề
MVP được thành lập từ 2013, với đội ngũ nhân sự cấp cao nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Công ty hiện có bộ máy nhân sự chuyên nghiệp, trẻ trung, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo khắt khe nhất của thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc.
Bộ phận tạo nguồn: chịu trách nhiệm tuyển chọn nguồn lao động phù hợp với các nước mà MVP gửi lao động tới. Đây cũng là nơi quản lý lao động trong thời gian làm việc tại nước ngoài, cho đến khi lao động hoàn thành hết nghĩa vụ của mình.
Trung tâm đào tạo: có chức năng đào tạo ngoại ngữ và văn hóa các nước mà lao động sẽ được đưa đi. Trung tâm đào tạo của MVP được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại với đội ngũ giáo viên chất lượng cao nhằm hỗ trợ việc giảng dạy và học tập được tốt.
Bộ phận quản lý: giúp các quy trình được vận hành thuận lợi và thực hiện theo đúng quy định, pháp luật.