Chủ nhật, 19/05/2024 04:22
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 14/08/2021 06:30

Hương vị tình thân ấm lòng những người con xa xứ

Mấy ngày nay, bố mẹ tôi liên tục đốt củi làm cả chục ký thịt heo gác bếp đúng kiểu Tây Bắc để gửi vào cho gia đình nhỏ của tôi tại Sài Gòn.

Để có được một mẻ thịt sấy như vậy phải trải qua rất nhiều công đoạn từ lọc thịt, tẩm ướp nhiều loại gia vị, hấp cách thuỷ nhiều lần và gác lên bếp đốt lửa phía dưới sấy liên tục trong khoảng 3 ngày. Món này chấm với muối ớt thêm mấy hạt dổi hay mắc khén giã nhỏ thì đúng là đậm chất Tây Bắc.

Bố mẹ tôi cũng kỳ công làm thêm nhiều thứ đồ khô khác như ruốc, măng khô, lạp xưởng để gửi cùng. Tất cả những thực phẩm khô đó bố mẹ tôi đã kỳ công chuẩn bị, gói ghém để 4 đến 5 ngày nữa tôi sẽ nhận ở Sài Gòn.

Empty

Cha mẹ tôi nhiều ngày nay đã “nổi lửa” để chuẩn bị những món quê hương ấm lòng người con phương xa

Đây là lần đầu tiên sau 6 năm vào Nam sinh sống tôi phải xin “viện trợ” từ gia đình. Nhiều người vẫn bảo “Sài Gòn thứ gì cũng có, chỉ sợ không có tiền mua” nhưng những ngày này suy nghĩ đó chưa hẳn đúng.

Nhiều người Sài Gòn đang rơi vào cảnh chẳng có tiền để mua ngay cả những thứ nhỏ nhặt nhất. Họ đã phải trông chờ vào sự hỗ trợ của gia đình nơi quê nhà, điều mà tiền cũng chẳng mua nổi.

Tôi cũng vậy, không chỉ là những món thực phẩm khô, thứ tôi muốn viện trợ lúc này là những tình cảm ấm áp gia đình gửi gắm theo những món đồ mang hương vị quê hương để tôi thấy mình không cô đơn trong cuộc chiến trường kỳ này. Biết được điều đó nên ngoài chuẩn bị cho tôi bố mẹ còn chủ động làm nhiều hơn để tôi san sẻ tình cảm ấy với những người bạn của mình tại Sài Gòn.

Empty

Quê hương dù vui hay buồn vẫn luôn là nơi người xa quê luôn hướng về mỗi khi xa nhà

Quê hương là nơi những người con xa quê nhớ đến cả khi vui lẫn khi buồn hay lúc khó khăn, thậm chí đủ đầy. Những ngày qua, nhiều chuyến hàng mang tình cảm quê hương từ nhiều vùng quê đã được gửi tới Sài Gòn.

Lúc hoạn nạn, cũng chính quê hương là nơi giang tay chào đón những người con xa xứ trở về một cách an toàn, yêu thương. Đó cũng là điều mà nhiều tỉnh thành đã làm trong những ngày qua để đưa những người con yêu thương được về nương náu nơi họ sinh ra, lớn lên.

Nhiều người quen của tôi tại miền Nam đã đưa vợ con về quê tá túc tránh dịch. Một người bạn cùng quê với tôi, sau nhiều năm vào Sài Gòn lập nghiệp cũng đã quyết định hết đợt dịch này sẽ đưa cô vợ người miền Nam cùng những đứa con về Tây Bắc sinh sống.

Dịch bệnh khiến thành phố không còn là “miền đất hứa” đối với nhiều người. Nơi năng động nhất, phát triển mạnh mẽ nhất lại là nơi dễ bị tổn thương nhất và đau thương nhất. Dịch bệnh cũng khiến nhiều người phải thay đổi cả suy nghĩ lẫn hành động về cuộc sống.

Người ta chợt nhận ra rằng quê hương cũng là một nơi rất tuyệt vời để sống. Bởi ở đó có những người thân ruột thịt, có tình làng nghĩa xóm đùm bọc nhau những lúc khó khăn. Nếu ai trở về mà có thể làm điều gì đó giúp ích được cho quê hương thì càng tuyệt vời hơn.

Tôi cũng đã từng hơn 1 lần nghĩ tới việc sẽ trở về quê hương sinh sống. Nhưng nghĩ lại thì thấy rằng mình vẫn còn trẻ và cần một nơi năng động để phát triển mọi mặt. Tôi đã chọn ở lại với Sài Gòn thêm lâu hơn nữa.

Dẫu biệt rằng chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng rồi dịch bệnh sẽ qua đi, cuộc sống “bình thường mới” rồi sẽ sớm trở lại với Sài Gòn và cả nước khi những người con xa quê như tôi đang được sưởi ấm tình thân quê hương ngay từ giữa vùng dịch.

Tuấn Văn  
5 lời khuyên của chuyên gia kinh tế: Chọn vợ chồng khôn ngoan, 30 tuổi mới sinh con
Vì sao nhà giàu thích chơi tranh?
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Xem thêm