Thứ bảy, 23/11/2024 03:11     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 27/06/2023 19:00

Hoại tử da sau khi bị kiến ba khoang cắn

Bé gái 8 tuổi được đưa đến thăm khám bác sĩ trong tình trạng vùng nách trợt loét, nề đỏ, chảy dịch vàng, bé đau rát không ăn, không ngủ được.

ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, Hội Da liễu Việt Nam vừa tiếp nhận bé gái 8 tuổi trong tình trạng vùng nách trợt loét, nề đỏ, chảy dịch vàng do tiếp xúc với kiến ba khoang. Bé đau rát không ăn, không ngủ được và khóc trong suốt quá trình được bác sĩ thăm khám.

Mẹ bé kể lại 5 ngày trước, bé có về quê chơi, sau khi ngủ dậy thấy nách của bé bị vệt đỏ, phù. Con kêu đau rát nhiều và khóc.

"Điều đáng tiếc là bố mẹ lại tưởng con bị bệnh đơn giản nên đã điều trị bằng dân gian, tự ý mua thuốc acyclovir về uống và bôi, tắm bằng lá cây khiến tổn thương nhiễm khuẩn, lan rộng hơn và nguy cơ cao để lại vết thâm, sẹo vĩnh viễn", BS Thành cho hay.

Sau khi thăm khám, BS Thành điều trị cho bệnh nhi theo phác đồ dùng các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ, kết hợp kháng sinh, kháng histamin tổng hợp, thuốc giảm đau... Sau 2 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhi đã cải thiện.

Empty

Bác sĩ Thành thăm khám cho bệnh nhân (Ảnh: BSCC)

Theo bác sĩ Thành, cứ đến mùa mưa, khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10, số người bị tổn thương do kiến 3 khoang lại tăng đột biến.

“Từ đầu tháng 6 đến nay, bác sĩ đã tiếp nhận hàng chục bệnh nhân đến khám vì viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, trung bình mỗi ngày 5- 7 ca, tăng đột biến gấp nhiều lần so với những tháng trước”, vị bác sĩ chia sẻ.

Vị bác sĩ cho hay, độc tố trong kiến ba khoang cực mạnh. Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (gây bỏng da, viêm da) nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà xát hay bị giết, chúng giải phóng dịch lỏng coelomic có chứa paederin - một hóa chất gây phồng rộp da rất mạnh.

Bác sĩ Thành phân tích, ban đầu, bệnh nhân có thể thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da. Sau 6-12 giờ, vùng tổn thương có thể hơi nề, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều 1-5mm, 1-3 ngày sau thành phỏng nước có mủ. Lúc này, bệnh nhân có thể thấy đau, rát càng tăng.

Thậm chí, khi tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng.

Đáng chú ý, rất nhiều người sai lầm khi coi viêm da tiếp xúc là bệnh zona, điều trị bằng acyclovir là không đúng, khiến tổn thương lan rộng hơn. Một số người còn chủ động bắt kiến ba khoang với hy vọng chữa được bệnh nấm da, hạt cơm…

"Cách làm này rất nguy hiểm, có thể khiến cho độc tố của kiến ba khoang phát tán, gây sốt, nhiễm trùng ở da... Do đó, điều tối kỵ là không được để dịch tiết của kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể. Nếu nhìn thấy kiến khoang trên người thì không nên dùng tay không để đập mà tốt nhất nên có tờ giấy để kiến khoang bò ra giấy sau đó lấy ra khỏi người", BS Thành lưu ý.

kien-ba-khoang-dot

Số người bị kiến ba khoang gia tăng (Ảnh minh họa)

Phòng tránh kiến ba khoang như thế nào?

Thạc sĩ Bác sĩ CKII Nguyễn Tiến Thành khuyến cáo, vào mùa mưa khi trời tối, côn trùng theo ánh đèn bay vào buồng làm việc, buồng ngủ, buồng tắm. Những người bị côn trùng rơi vào cổ mặt, phần hở thân mình vô tình đưa tay quệt, đập làm côn trùng có chứa chất pederin tiết lên da gây viêm da, phỏng nước.

Để tránh kiến ba khoang, người dân nên buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí (nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng…) khi thắp đèn. Bên cạnh đó, nên thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ, giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.

Khi đi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa mưa bão, cần dùng phương tiện bảo hộ lao động và có thể xử lý diệt kiến bằng phun deltamethrin, alpha cyhalothrin, permethrin ở những vị trí mà kiến hay tập trung gần người. Nếu đã tiếp xúc (hoặc nghi ngờ tiếp xúc) với kiến ba khoang, người dân không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến.

Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, xà phòng, tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác. Sau đó, cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.

BS Thành nhấn mạnh thêm, viêm da do kiến ba khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu xử trí đúng cách, tuyệt đối không nên đắp lá cây hoặc tự ý bôi thuốc theo quan điểm dân gian để tránh bị nhiễm trùng và sẹo.

Thúy Ngà  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm