Chủ nhật, 19/05/2024 00:01
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 25/06/2018 15:20

Hàng loạt công ty XKLĐ thu phí “vượt ngưỡng”, bất chấp quy định Bộ LĐTB&XH?

Bất chấp qui định của Bô Lao động - Thương binh và Xã hội, hàng loạt công ty đang thu phí “vượt ngưỡng” đối với người lao động nghèo?

Quy định của Bô Lao động - Thương binh & Xã hội đã nêu rất rõ việc thu phí của các công ty xuất khẩu lao động đối với người lao động chỉ được thu ở mức 3600 đô với thời hạn làm việc là ba năm. Vậy nhưng trên thực tế, không ít công ty XKLĐ đang bất chấp quy định để “tận thu” một cách vô tội vạ đối với người lao động nghèo.

Trước thực trạng đó, Báo Gia đình Việt Nam đã vào cuộc để làm rõ những góc khuất trong hoạt động xuất khẩu lao động của các công ty hiện nay.

Thu phí “trên trời”?

PV đã vào cuộc thâm nhập thực tế một loạt các công ty, trong đó có Công ty Cổ phần Xây dựng và Cung ứng nhân lực Quang Trung (Công ty Quang Trung - Pv), tại 159 Nguyễn Văn Cừ, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội.

Với mã số thuế hiện có của công ty Quang Trung thì người đại diện pháp luật, chủ sở hữu và là giám đốc có tên Pham Duy Anh.

Empty

Theo lời tư vấn, công ty Quang Trung đang thu phí "vượt ngưỡng" so với quy định

Tại trụ sở của công ty, PV được nhân viên lễ tân giới thiệu gặp một người tên Nguyên, là cán bộ tư vấn đi xuất khẩu lao động công ty Quang trung.

Tại đây, Nguyên hỏi vài thông tin về cá nhân, sau đó đưa bản mẫu phiếu khai các thông tin cá nhân của người lao động, khi PV thắc mắc về các mục trong phiếu khai sao cho đúng thì được anh này “đọc” cho để ghi, và các thông tin đều được “làm đẹp” trong phiếu khai đó, theo Nguyên là đề gửi cho bên Nhật.

Sau khi trình bày nhu cầu đi xuất khẩu lao động để kiếm thêm thu nhập cho bản thân thì Nguyên cho biết, tại công ty này (Công ty Quang trung) đơn hàng về rất nhiều.

Khi PV hỏi về việc nếu đi sang Nhật Bản để làm việc, người lao động sẽ được làm việc gì thì người tư vấn này cho biết, sang bên đó làm công việc là xây dựng, giàn giáo và Cốp pha. Thời hạn đi là ba năm, và người lao động có thể gia hạn thêm được thời gian là hai năm nữa là năm năm.

Vị này cho biết thêm, nếu làm công việc là xây dựng, giàn giáo, Cốp pha thì lương cơ bản từ 28 đến 30 triệu/tháng, chưa tính tiền làm thêm. Thời gian người lao động làm việc là từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần?

nguyen

Cán bộ tư vấn đi xuất khẩu lao động tại công ty Quang trung. Ảnh cắt từ video

“Nếu người lao động muốn tham gia đi xuất khẩu lao động tại công ty thì phải đi khám sức khỏe ở Bệnh viện Tràng An, chi phí cho việc khám sức khỏe là 800 ngàn đồng cho một lần khám. Sau khi đi khám sức khỏe nếu đảm bảo thì người lao động phải nôp cho công ty 10 triệu đồng tiền đặt cọc để tham gia thi”, Nguyên cho biết.

Nói về chi phí đi xuất khẩu lao động tại thị trường Nhật Bản, Nguyên cho biết, người lao động phải đóng cho công ty “khoảng” 140 triệu đồng. Số tiền này được chia làm hai lần đóng, lần thứ nhất là sau khi thi đỗ đơn hàng, lần thứ hai là trước khi xuất cảnh thì người lao động phải đóng nốt số tiền còn lại?

“Sau khi thi đỗ tại công ty người lao động phải đóng 16 triệu 8 trăm ngàn đồng tiền học, thời gian học kéo dài khoảng từ 4 đến 6 tháng?”- Nguyên nói.

Cũng theo lời tư vấn, ngoài khoản tiền ”cứng” nêu trên thì một số khoản tiền khác như tiền ăn, ở, đi lại… thì người lao động phải tự bỏ ra.

Liệu có “bánh vẽ” để thu hút người lao động?

Để ghi nhận thêm về tình trạng thu phí đưa người đi XKLĐ, chúng tôi tiếp tục có mặt tại Công ty Cổ phần thương mại Tam Quy tại tổ 14, đường Huỳnh Văn Nghệ, phường Phúc Đồng (quận Long Biên, TP Hà Nội).

Theo nguồn thôn tin riêng của PV, ngoài địa chỉ hoạt động chính tại thành phố Hà Nội, công ty Tam quy còn có các chi nhánh “chân rết” ở một số tỉnh thành như: Thành phố Việt Trì – Phú Thọ, thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang, thành phố Thanh Hóa – tỉnh Thanh Hóa, thành phố Nam Định – tỉnh Nam Định…

Empty

Ảnh Internet

Tại văn phòng làm việc của Công ty Tam Quy, PV được một người tên Hoàng là chuyên viên kinh doanh, đối ngoại và một người phụ nữ tên Yến giới thiệu là nhân viên phòng tư vấn.

Tại đây, hai người (Yến và Hoàng) thay nhau tư vấn về những nội dung xung quanh việc đi xuất khẩu lao động tại thị trường Nhật Bản.

Về công việc khi người lao động đi xuất khẩu lao động tại Công ty Tam quy, Hoàng và Yến cho biết, công việc tại thị trường Nhật Bản mà công ty đang tuyển là làm xây dựng, giàn giáo; trước khi tham gia làm thủ tục tại công ty thì người lao động được hai nhân viên này tư vấn đi khám sức khỏe tại Bệnh viện Giao thông vận tải.

Chi phí để đi xuất khẩu lao động sang Nhật với công việc làm xây dựng, giàn giáo là 1 trăm 11 triệu đồng, số tiền đó được đóng cho công ty chia làm hai lần. Lần thứ nhất người lao động phải đóng là hơn 20 triệu; lần thứ hai người lao động phải đóng nốt số tiền còn lại cho công ty trước khi xuất cảnh.

Ngoài ra, người lao động phải đặt cọc cho công ty 5 triệu đồng để tham gia thi tuyển, Và sau khi thi đỗ để vào học tiếng thì người lao động phải đóng thêm 5 triệu nữa. Còn các khoản như ăn uống, đi lại… là người lao động phải tự lo.

Đáng chú ý hơn, trong buổi tư vấn, Hoàng còn “bật mí” khiến chúng tôi “choáng” rằng, bên công ty em (Công ty Tam Quy) thu của người lao động “ít” thôi, còn “ăn” tiền ở bên Nhật(?!)

Về thu nhập của người lao động sẽ ra sao khi tham gia đi xuất khẩu lao động tại thị trường Nhật Bản thì được Yến và Hoàng tư vấn, sau khi trừ tất cả các chi phí, người lao động có thu nhập là 25 triệu (tiền Việt Nam) cho một tháng??

Về các khoản chi phí được tính để ra con số 25 triệu thu nhập của người lao động trên một tháng được Yến và Hoàng liệt ra bao gồm: Tiền nhà 3 triệu, tiền điện nước 1.6 triệu, tiền thuế thu nhập cá nhân khoảng 500 trăm ngàn đồng… trên một tháng.

Như vậy, các khoản phí mà Công ty Tam Quy thu của người đi XKLĐ lao động tại thị trường Nhật Bản với thời hạn ba năm có đúng với quy định của Bộ Lao động đề ra hay không?

Và mức thu nhập được đưa ra liệu có phải là "bánh vẽ" để thu hút lao động nghèo?

Báo Gia đình Việt Nam tiếp tục thông tin về vụ việc!

Bạn đọc có thông tin, đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại tố cáo xin vui lòng gọi qua số ĐT: 0916 950 168. Email: [email protected]

Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm