Thứ sáu, 10/05/2024 13:14
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 21/11/2023 06:00

Hâm nóng thức ăn của trẻ bằng lò vi sóng được không?

Các bà mẹ thường hâm nóng đồ ăn của con bằng lò vi sóng để tiết kiệm thời gian nhưng không ít người lo ngại việc sẽ làm mất đi dinh dưỡng.

Các bậc phụ huynh đều rất quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng, chế độ ăn của con nên mọi khâu sơ chế, nấu nướng đều rất cẩn thận. Cũng vì vậy, nhiều người sợ sử dụng lò vi sóng sẽ phá hủy những dưỡng chất có trong thực phẩm. Điều đó liệu có đúng?

123

Ảnh minh họa.

Hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng có thể gây rủi ro gì?

Theo nhiều chuyên gia, thực phẩm được hâm nóng bằng lò vi sóng có thể bị thay đổi thành phần tự nhiên và chất dinh dưỡng trong đó. Điều này làm giảm bớt đi giá trị dinh dưỡng của đồ ăn.

Nếu hâm nóng đồ ăn của trẻ nhỏ bằng lò vi sóng, thực phẩm nhiều khả năng sẽ mất đi 97% flavonoid - chất có đặc tính chống vi khuẩn, ung thư và chống viêm. Bên cạnh đó, lượng vitamin B12 cũng bị giảm nghiêm trọng. Đây là chất quan trọng cho sự hình thành tế bào hồng cầu. Do đó duy trì hệ thống thần kinh khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng khó đảm bảo đủ nhiệt độ tiêu diệt vi trùng nếu không sử dụng nhiệt độ phù hợp với từng loại thức ăn. Nghiên cứu cho thấy dùng lò vi sóng sẽ làm nóng thức ăn nhanh chóng nhưng có xu hướng nóng không đều. Nhiệt độ ở một số phần có thể nóng vừa, trong khi một số chỗ khác sẽ rất nóng. Khi thức ăn mới chỉ được hâm nóng, chưa đạt đến nhiệt độ sôi vài phút thì không thể diệt chết được vi khuẩn. Trong khi đó, những phần quá nóng có thể làm bỏng miệng trẻ khi ăn.

Ngoài đồ ăn, nhiều cha mẹ có thói quen hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng. Tuy nhiên điều này cực kỳ gây hại cho trẻ. Theo một nghiên cứu của Tạp chí Nhi khoa Mỹ cho biết sữa hâm trong lò vi sóng chỉ khoảng 30 giây, lượng vi khuẩn E. Coli đã tăng lên gấp 18 lần. Đặc biệt, khi hạ nhiệt độ lò vi sóng xuống thấp thì vẫn kích thích vi khuẩn có hại tăng trưởng. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường ruột, hệ tiêu hóa,… ở trẻ nhỏ.

ham-sua-bang-lo-vi-song-3

Ảnh minh họa.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Agricultural and Food Chemistry, nhiệt độ của lò vi sóng có thể làm mất tới 40% lượng vitamin B12 trong sữa. Không những thế, khi nhiệt độ cao trên 70 độ C, nhiều kháng thể, vitamin trong sữa sẽ bị bay hơi, phân hủy, làm biến đổi thành phần dinh dưỡng của sữa.

Chưa kể, lò vi sóng thường được các mẹ dùng để hâm thức ăn gia đình nên dễ tồn dư dầu mỡ. Vì vậy, khi hâm sữa cho bé bằng lò vi sóng, dầu mỡ, chất bẩn, vi khuẩn trong lò dễ dính vào bình sữa. Thậm chí, mùi thức ăn còn ám vào đầu núm ti khiến bé thấy khó chịu, lâu dần sẽ khiến bé bỏ bú.

Lưu ý khi hâm nóng thức ăn cho trẻ bằng lò vi sóng

Với những rủi ro của việc hâm nóng thức ăn, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bận phụ huynh nên hạn chế thói quen này. Tốt nhất bữa nào chế biến bữa đó, nấu chín, để nguội rồi cho trẻ ăn ngay.

Trong trường hợp phải hâm nóng thức ăn cho trẻ bằng lò vi sóng, cha mẹ cần tránh sử dụng hộp nhựa để hâm nóng thức ăn vì các hóa chất độc hại có trong đồ nhựa có thể thôi nhiễm vào đồ ăn của con.

yt

Ảnh minh họa.

Tránh cho bình sữa của trẻ vào lò vi sóng vì nếu bạn sử dụng bình sữa trẻ em bằng nhựa thông thường có thể chứa chất độc hại ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh và sinh sản của trẻ. Khi cho vào lò vi sóng, những bình sữa này sẽ dễ bị rò rỉ chất độc vào sữa, vô cùng nguy hại. Khoa học cũng chứng minh rằng liều lượng thấp của những chất độc có hại này có thể gây ra ung thư, dậy thì sớm, tiểu đường và béo phì.

Một cách an toàn hơn khi muốn làm nóng sữa mẹ đựng trong bình, chỉ cần ngâm bình sữa vào bát đựng nước nóng trong vài phút là được. Không dùng lò vi sóng để khử khuẩn bình sữa cho bé.

Để đảm bảo thực phẩm nóng đều, các bậc phụ huynh cần cho vào bát dùng được trong lò vi sóng rồi đậy nắp để ngăn hơi ẩm và giúp thức ăn chín đều. Luôn chuyển thức ăn sang đồ đựng khác sau khi lấy ra. Kiểm tra nhiệt độ xem vừa đủ hay chưa trước khi cho con ăn để tránh bỏng miệng. Lưu ý chỉ hâm lại thức ăn cho bé một lần duy nhất, không hâm nóng nhiều lần vì đồ ăn dễ bị nhiễm khuẩn gây ngộ độc.

Phương Anh (Theo Healthline)  
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Xem thêm