Thứ bảy, 11/01/2025 18:28     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 21/03/2018 14:12

Hà Nội: Phòng khám 125 Thái Thịnh "vô tư" kê TPCN vào đơn thuốc?

Mặc dù Bộ Y tế quy định cấm bác sĩ kê thực phẩm chức năng (TPCN) vào đơn thuốc, tuy nhiên phòng khám 125 Thái Thịnh vẫn ngang nhiên kê TPCN cho bệnh nhân?

Chị M. đi khám thai tại phòng khám 125 Thái Thịnh (Đống Đa - Hà Nội) sau khi khám được bác sĩ kê đơn thuốc, trong đó tên Hinew Hemo.

Chị M. cho biết: “Bác sĩ không dặn gì, cũng không nói đây là TPCN nên tôi tưởng là thuốc cần phải có...”. Không những vậy, số tiền để mua “thuốc” cũng không hề rẻ, mỗi hộp 60 viên với giá là 219 nghìn đồng.

Tương tự vậy chị O. đi khám thai và cũng được kế đơn thuốc tương tự, khi biết đó là TPCN chị này mới tá hoả vì bác sĩ không nói đó không phải là thuốc.

Chị O. khẳng định: "Hầu như ai đến khám thai ở đây cũng được bác sĩ kê đơn Hinew Hemo này..."

125-4

Đơn thuốc bác sĩ kê cho bệnh nhân đến khám và không có ghi chú về việc TPCN

Theo tìm hiểu của PV, Hinew Hemo là TPCN giúp hỗ trợ và bổ sung sắt, Acid Folic cho bà bầu. Tuy nhiên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nhiều bà bầu đến đây khám không phân biệt được giữa thuốc và TPCN nên mông lung hiểu rằng Hinew Hemo là một loại thuốc cần phản uống.

Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết: TPCN là một dạng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, có tác dụng tăng cường cho sức khỏe, hỗ trợ cho sức khỏe để phòng người bệnh, hỗ trợ trong công tác điều trị. Ví như nhóm vitamin là hỗ trợ cho công tác điều trị. Nhưng vitamin khi ở dạng TPCN thì không phải là thuốc. Với một số sản phẩm hỗ trợ cho quá trình điều trị của người bệnh hoặc sau một đợt điều trị cần phải có hướng dẫn cho đúng, gọi là kê đơn, nhưng không phải kê đơn thuốc chữa bệnh mà là kê toa TPCN hỗ trợ điều trị.

Chiêu kê toa kiếm tiền của nhiều bác sĩ?

Theo tìm hiểu của phóng viên, TPCN Hinew Hemo với giá phân phối đến tay bác sĩ là 90.000 đồng, tuy nhiên tại phòng khám 125 Thái Thịnh với giá bán ra là 219.000 đồng. Vậy sự chênh lệch lớn ở đây là gì?

Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Trần Dũng – Giám đốc phòng khám 125 Thái Thịnh cho hay: “Việc này không phải chủ trương của phòng khám, là do bác sĩ và nhà thuốc, việc này tôi sẽ kiểm tra lại....”

Empty

ông Đặng Trần Dũng không hề biết việc bác sĩ kê đơn TPCN tại phòng khám?

Cũng theo ông Dũng, giá TPCN là giá niêm yết, có hoá đơn và nguồn gốc rõ ràng. Tuy nhiên khi phóng viên yêu cầu được xem chứng từ thì ông Dũng “chưa” cung cấp được.

Việc bán TPCN ông Dũng không nắm rõ và không phải chủ chương của phòng khám nhưng lại khẳng định rất chắc về việc có hoá đơn nhập TPCN?

Theo tìm hiểu của phóng viên, từ năm 2008, Bộ Y tế đã quy định rất rõ ràng, không được kê TPCN trong đơn thuốc. Nếu vi phạm phải được xử lý theo quy định, viên chức sẽ bị xử lý theo Luật Viên chức, hành nghề tư sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, trên thực tế, đã có rất nhiều công ty lợi dụng sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng mà “thổi phồng” quá mức công dụng của sản phẩm trong quảng cáo. Điều này đã khiến nhiều người tiêu dùng sản phẩm lầm tưởng vào tác dụng của các loại TPCN. Không những thế, nhiều y, bác sĩ vì lợi nhuận mà vẫn bất chấp tư vấn cho bệnh nhân sử dụng sản phẩm này như một loại thuốc chữa bệnh.

Một phòng khám lớn với 20 năm phát triển như phòng khám 125 Thái Thịnh mà không quản lý được việc kê đơn tràn lan, không đúng quy định thì thật "tắc trách"?

Báo Gia đình Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

Bạn đọc có thông tin, đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại tố cáo xin vui lòng gọi qua số ĐT: 0916 950 168. Email: [email protected]

An Vi  
3 gia đình xây “nhầm” nhà kiên cố trên đất của người khác
Cuộc sống 9 hộ gia đình 'mắc kẹt' nơi nghĩa trang: Ngày nghe kèn, đêm tiếng thầy cúng
7 năm chống chọi ung thư, đau đáu một điều mong con được học hành khôn lớn
Vợ mất do ung thư, con TNGT, bố mắc bệnh hiểm nghèo nguy cơ đột tử
Thanh Hoá: Gần 100 hộ gia đình thị xã khốn khổ vì đường điện tự làm từ 20 năm trước
Ông nội cắm sổ đỏ cứu cháu mắc bệnh tim hiểm nghèo
Khám chữa bệnh BHYT được chi trả như thế nào từ ngày 1/7?
Những trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân từ 01/07/2024
Mẹ già bán nhà giữ sinh mạng con trai bị điện giật nguy kịch
Hàng xóm góp gạo, củi khô lo hậu sự cho nạn nhân vụ cháy nhà ở Trung Kính - Hà Nội
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm