Thứ bảy, 28/12/2024 01:36     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 22/06/2022 07:00

Đột quỵ mùa nắng: Dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là các đối tượng có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ do nắng nóng

Bác sĩ chuyên khoa II Lê Đăng Vân - Bác sĩ Nội tim mạch - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết, vào mùa hè nắng nóng, số trường hợp bị đột quỵ tăng lên, con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng khi theo dự báo thời tiết nắng nóng năm nay sẽ đạt mức kỷ lục.

Nhiệt độ nắng nóng của môi trường khi vượt quá ngưỡng cơ thể chịu đựng có thể dẫn đến nhiều biến cố nguy hiểm, thậm chí là đột quỵ tử vong.

Theo bác sĩ Vân, trường hợp dễ bị đột quỵ, bao gồm: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người đang mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần, những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, người không uống đủ nước,...

dot quy

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi dẫn đến đột quỵ (Ảnh minh họa)

Lý giải nguyên nhân người già và trẻ em dễ gặp phải biến cố đột quỵ do nắng nóng, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho rằng vì nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác.

Ngoài ra, người sống trong khu vực đô thị thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người cư trú ở vùng nông thôn. Nguyên nhân là vì ban ngày trời nóng, những người ở thành phố chịu hiệu ứng đô thị, dẫn đến nhiệt độ môi trường đô thị thường tăng cao hơn mức nhiệt thời tiết. Trong khi đó, vào ban đêm lại xảy ra hiện tượng “đảo nhiệt”, tức là nhiệt độ từ đường nhựa, bê tông phả ra ngoài, khiến cho nhiệt độ buổi tối giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn.

Với thời tiết nắng nóng, nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời dao động từ 32 độ C trở lên. Theo như mức nhiệt độ này, các bác sĩ đã có khuyến cáo không nên hoạt động mạnh ở ngoài trời, hay đang ngồi điều hoà trong nhà đột ngột ra ngoài đường vì dễ dẫn đến sốc nhiệt và đột quỵ tử vong.

Các triệu chứng của đột quỵ do nắng nóng

Bác sĩ Vân cho biết, triệu chứng điển hình nhất của đột quỵ là nhiệt độ cơ thể tăng cao, có khi lên đến 40 độ C, kèm theo ngất xỉu.

Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác, bao gồm: Đau nhức đầu; choáng váng, hoa mắt; không đổ mồ hôi, mặc dù cơ thể đang rất nóng; da đỏ, khô, nóng hừng; chuột rút, tê người; tim đập nhanh, ngất xỉu, bất tỉnh,...

Sơ cứu người đột quỵ đúng cách

PGS. TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, điều quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng.

"Tế bào não sẽ chết chỉ trong vài phút nếu không được cấp máu hoặc ô-xy. Đối với đột quỵ thiếu máu não, khi mạch máu lớn trong não bị tắc, cứ mỗi giây trôi qua có 32.000 tế bào não chết và cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị chết. Cứ mỗi giờ trôi qua, số tế bào não chết tương ứng mất đi 3,6 năm tuổi thọ của người bình thường (đó là trong trường hợp người bệnh may mắn sống sót)", bác sĩ Tôn cho hay.

Minh-ho-a-na-ng-no-ng-6101-1653381378

Khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ, cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt (Ảnh minh họa)

Thời gian vàng trong đột quỵ thiếu máu não là 270 phút nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối làm tan cục máu đông hoặc trong 6 - 8 giờ lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não. Tuy nhiên, nếu người bệnh được điều trị càng sớm trong khoảng thời gian này thì cơ hội phục hồi, ít để lại di chứng càng cao. Ngược lại, nếu điều trị càng muộn trong “cửa sổ thời gian” này cơ hội phục hồi sẽ thấp đi.

Vì thế, khi phát hiện triệu chứng, người thân nên cho bệnh nhân nằm ở nơi an toàn, tránh những nơi có vật sắc nhọn khi bệnh nhân có biểu hiện co giật. Nên cho bệnh nhân nằm nghiêng để không nuốt ngược nước bọt hoặc đồ ăn vào trong phổi.

Tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân trong lúc chờ xe cứu thương nếu bệnh nhân bị ngưng tim.

Mang theo thuốc mà người bệnh đang sử dụng và ghi nhớ mốc thời gian khởi phát triệu chứng của người bệnh. Mốc thời gian khởi phát triệu chứng là yếu tố quyết định để bác sĩ tiến hành điều trị cho bệnh nhân.

Nhấn mạnh thêm về điều này, bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Ngọc Quyên - Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh chia sẻ: "Gia đình khi phát hiện triệu chứng bệnh nhân đột quỵ, không nên mặc kệ cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi, chờ cơ thể tự phục hồi, không nên cho bệnh nhân ăn hoặc uống và đặc biệt không nên cho bệnh nhân tự điều khiển phương tiện giao thông đến bệnh viện".

Để phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng, bác sĩ Quyên khuyến cáo, đối với những người có sẵn bệnh lý nền, cần mang theo thuốc điều trị. Khi ra ngoài trời cần mắc các bộ đồ thông thoáng, đội mũ, dùng ô che nắng, uống bù nước.

Đối với những người trẻ, khi tham gia vào các hoạt động thể thao ngoài trời phải chú ý uống bù nước, tránh vận động mạnh vùng đầu cổ đột ngột gây tổn thương mạch máu vùng đầu cổ và không sử dụng chất kích thích làm huyết áp tăng vọt.

Đặc biệt, trong mùa nắng nóng, người dân cũng nên sử dụng điều hòa đúng cách, không nên chỉnh nhiệt độ quá thấp gây ra chênh lệch nhiệt độ quá lớn với bên ngoài.

Kim Ngân  
Cứu sống thai nhi 37 tuần tuổi bị vỡ ối sớm, suy thai cấp
3 bệnh viện tại Quảng Ninh được xếp cấp chuyên sâu
Sử dụng và bảo quản thuốc đã mở thế nào để không mất tác dụng?
Báo động tình trạng ngộ độc rượu gia tăng: Nhận biết và phòng tránh thế nào?
Chuyên gia nói gì về thông tin chữa đột quỵ bằng cách dùng máy sấy tóc làm ấm gáy?
Thực hư dụng cụ nấu bếp bằng nhựa đen gây ung thư
Nạn nhân vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội: Hít phải nhiều khí độc, tổn thương đường hô hấp nặng
Cô gái 25 tuổi nhiễm trùng, hoại tử sau 3 tháng nâng mũi tại spa gần nhà
Sức khỏe 4 nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội hiện như thế nào?
4 bất thường khi đi lại cảnh báo sa sút trí tuệ từ 10 năm trước
Từ vụ cháy quán cà phê: Làm thế nào để thoát hiểm khi cửa chính bị lửa bao trùm?
Nén nỗi đau mất cha, hiến giác mạc giúp người mù lòa thấy ánh sáng
Suy gan thận nhập viện sau khi ăn lá lộc mại chữa táo bón
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn
Con người có thể sống tới 120 tuổi nhờ một liệu pháp
Trẻ mắc sởi, sốt xuất huyết nhập viện hàng loạt
Thời tiết lạnh gây cảm giác thèm ăn, tại sao?
Phái đẹp chia sẻ sẻ bí quyết tiện lợi chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp những ngày cuối năm
Hơn 300 lọ virus thất lạc ở Australia nguy hiểm thế nào?
Hướng dẫn cách trị ù tai đơn giản tại nhà
Xem thêm