Thứ sáu, 29/03/2024 19:39
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 23/06/2022 10:14

Doanh nghiệp P2P Lending mòn mỏi chờ ‘đèn xanh’

Hơn 2 năm sau khi Chính phủ yêu cầu đề xuất Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát áp dụng cho lĩnh vực P2P Lending (cho vay ngang hàng), doanh nghiệp vẫn chờ đợi một cơ chế pháp lý chính thống cho loại hình này.

Công an TP. Hà Nội vừa khám phá một vụ án vay qua App lên đến hơn 5.000 tỷ đồng, gây thiệt hại rất lớn. Đây cũng là nội dung được nhiều quan tâm từ dư luận. Bởi lẽ, nhiều chuyên gia tài chính, pháp lý nhận định, có những lỗ hổng nguy hiểm từ cơ chế tín dụng mới mẻ này nếu không có các chế định pháp lý chặt chẽ.

Theo ghi nhận, vấn đề pháp lý cho P2P Lending tiếp tục nóng trên bàn nghị sự khi mới đây, bà Phạm Thị Thanh Mai, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết hành lang pháp lý của hoạt động cũng như quản lý việc cho vay ngang hàng.

Trả lời vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, về lý thuyết, P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả năng và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Tuy nhiên, trên thực tiễn, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Cũng theo Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Nghị định để kiểm soát vấn đề này trong thời gian tới.

Được biết, từ tháng 5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp các bộ, ngành đề xuất Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) áp dụng cho P2P Lending. Tuy nhiên, trước đó có thông tin đề án này vẫn đang trong quá trình đệ trình Chính phủ sau nhiều lần bị trả lại để sửa chữa, lấy ý kiến.

Theo một lãnh đạo doanh nghiệp P2P Lending có tiếng trên thị trường, ngay từ khi có thông tin bước đầu về Sandbox được công bố, doanh nghiệp đã nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ các quy trình hoạt động để có thể tham gia vào cơ chế thử nghiệm này.

“Chúng tôi tập trung vào các quy trình thẩm định khách hàng, quy trình quan hệ khách hàng, quy trình giải ngân, quy trình quản lý rủi ro nhà đầu tư, quy trình xử lý nợ…Mục tiêu là tối ưu quá trình kiểm soát rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư, nhưng đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn với mức lãi suất hợp lý, quy trình thông thoáng, đơn giản để hổ trợ doanh nghiệp hiệu quả nhất”, vị này cho hay.

vay fe

Một cơ chế pháp lý đầy đủ là rất cần thiết cho lĩnh vực tín dụng mới này. (Ảnh minh hoạ).

Đến thời điểm hiện tại, thời điểm áp dụng Sandbox vẫn mịt mờ, trong khi đây là cơ chế mà hầu hết các doanh nghiệp đầu tư nghiêm túc trong lĩnh vực này mong đợi.

Chuyên gia tài chính phân tích, có thể hiểu Sandbox là cơ chế thử nghiệm để cơ quan chức năng có thể quan sát, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, và từ đó, tạo nền tảng cho một hành lang pháp lý chính thức. Doanh nghiệp được chấp nhận tham gia Sandbox, cũng đồng nghĩa với việc bước đầu được cơ quan chức năng chấp thuận về tính pháp lý, ít nhất là trong thời gian thử nghiệm.

“Nhìn chung, Sandbox sẽ gián tiếp phân loại những công ty P2P Lending đang hoạt động trên thị trường thuộc diện “hợp lệ” hay “không hợp lệ”, và đó là một tín hiệu quan trọng cho nhà đầu tư và bên đi vay khi quyết định tham gia vào hoạt động này”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Vấn đề này vẫn còn một số tranh luận liên quan đến Dự thảo về Sandbox đã kéo dài từ 2020 đến nay, song có thể nói, sự chặt chẽ của Dự thảo là điều cần thiết bởi nó sẽ góp phần sàng lọc thị trường P2P. Qua đó, chỉ những doanh nghiệp có hoạt động minh bạch và hiệu quả mới vượt qua được màng lọc tiêu chuẩn để có thể “tốt nghiệp” từ cơ chế thử nghiệm này.

Đồng thời, Sandbox cũng được mong đợi giúp "dẹp loạn" các app vay biến tướng đang có dấu hiệu phát triển tràn lan.

Trên thực tế, các app vay biến tướng này đa phần là một hình thức giả mạo mô hình P2P Lending để thực hiện hành vi cho vay nặng lãi hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền. Nếu không sớm có một hành lang pháp lý được công bố rộng rãi, người dân khó có thể phân biệt được đâu là doanh nghiệp P2P Lending hợp pháp và đâu là app vay lừa đảo.

Điều này vừa là thiệt thòi cho doanh nghiệp, và cũng là thiệt thòi cho người dân, trong bối cảnh nhu cầu tín dụng ngày càng gia tăng và một số kênh tín dụng truyền thống như ngân hàng chưa thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của thị trường.

Bùi Tam  
Nhanh chóng giàu có nhờ 3 bước đi được thực hiện từ tuổi 20
Người giàu ở Mỹ kiếm tiền như thế nào?
SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến
BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở
Thêm 1 khách hàng của HDBank bất ngờ thành tỷ phú
Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank
BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững
Vì sao phụ nữ giỏi tiết kiệm tiền hơn nam giới?
BCG Energy tăng trưởng doanh thu, nợ phải trả giảm mạnh
SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm
Ưu đãi vượt trội từ bộ đôi thẻ doanh nghiệp BIDV Business
Doanh nghiệp có thêm gói tín dụng 3.000 tỷ đồng, lãi suất vay chỉ từ 4.3%/năm
BIDV lập kỷ lục 9 lần nhận giải thưởng Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam
IFC tăng gấp đôi hạn mức tài trợ thương mại cho SeABank lên 40 triệu USD
Ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền tham dự Đại hội cổ đông MSB
SeABank kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cao cấp, tăng cường năng lực quản trị điều hành hướng tới phát triển bền vững
SeABank mang hơi ấm mùa xuân đến với những người có hoàn cảnh khó khăn
Cơ hội trúng trúng vàng 9999 khi lì xì online
Kỷ niệm thành lập 30 năm, SeABank dành hơn 2 tỷ đồng tri ân khách hàng
Công ty kiều hối Vietcombank có doanh số chi trả lớn nhất Việt Nam
Xem thêm