Thứ năm, 16/05/2024 08:32
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
"Tâm lý vững vàng sẽ giúp người mắc COVID -19 có thêm sức mạnh để chống chọi với bệnh tật trong quá trình điều trị nên đừng để họ cảm thấy bị bỏ rơi, cô độc", chuyên gia tâm lý khuyến cáo.

Trước số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng lên nhanh chóng làm quá tải cho các cơ sở y tế, giải pháp điều trị F0 tại nhà đang nhận được nhiều sự quan tâm và kỳ vọng sẽ góp phần đẩy lùi đại dịch này.

Tuy nhiên, câu chuyện F0 điều trị tại nhà vẫn khiến nhiều người lo lắng về việc sử dụng thuốc thế nào cho đúng, cần chuẩn bị tâm lý ra sao, liên hệ nhân viên ý tế hỗ trợ như thế nào, làm gì để an toàn, không lây nhiễm cho những người xung quanh,....

Dieu-tri-tai-nha

Tại Tọa đàm "Điều trị F0 tại nhà: Làm gì để hiệu quả cho bệnh nhân, an toàn với gia đình và cộng đồng" do Gia đình Việt Nam phối hợp cùng Công ty T.A.F tổ chức, Chuyên gia Tâm lý Trịnh Trung Hòa nhận định kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đã làm đảo lộn cuộc sống của toàn xã hội.

Theo chuyên gia này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa sức khỏe là trạng thái khỏe cả về thể chất và tinh thần nên khi điều trị F0 tại nhà sẽ có rất nhiều ưu điểm.

"Người bệnh được điều trị tại nhà sẽ có được cảm giác thoải mái với bầu không khí ấm cúng của gia đình và người thân xung quanh. Điều này quan trọng hơn việc tập trung tại cơ sở y tế với toàn những người xa lạ, tạo ra cảm giác cô đơn, lạc lõng", Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa chia sẻ.

Do đó, ông cho rằng trong thời gian gia đình có người bị F0, đừng nên để người bệnh cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi. Dù không tiếp xúc gần được nhưng người thân, bạn bè cần tăng cường thăm hỏi, động viên để giúp họ có được sự thoải mái về mặt tinh thần nhằm tạo thêm sức mạnh để chống chọi với bệnh tật.

Dieu-tri-tai-nha01

Đặc biệt, Chuyên gia Tâm lý Trịnh Trung Hòa khuyến cáo trong thời gian cách ly, điều trị tại nhà, bản thân F0 chỉ nên tiếp cận những thông tin chính thống một cách đầy đủ để không bị hoang mang, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả điều trị.

"Một số F0 điều trị ở nhà khi tôi hỏi hôm qua có bao nhiêu người mắc, bao ca tử vong thì nắm rất rõ nhưng bao nhiêu trường hợp khỏi bệnh lại không biết. Rồi có khi lên mạng đọc toàn những thông tin tiêu cực về những trường hợp bi thương, cá biệt khiến cho mình cảm thấy hoang mang, lo sợ là không nên", Chuyên gia Tâm lý Trịnh Trung Hòa nói.

Dieu-tri-tai-nha00

Tọa đàm "Điều trị F0 tại nhà: Làm gì để hiệu quả cho bệnh nhân, an toàn với gia đình và cộng đồng" do Gia đình Việt Nam phối hợp cùng Công ty T.A.F tổ chức.

Đáng chú ý chia sẻ tại tọa đàm, có nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay nhiều người có tâm lý “trước sau cũng mắc Covid-19” thì nên mắc Covid trước Tết để kịp phục hồi sức khỏe trước thềm năm mới. Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tâm lý này rất nguy hiểm cho cộng đồng.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, có 4 nguy hiểm rất lớn khi nhiều người hiện nay có tâm lý muốn trở thành F0 trước Tết.

Thứ nhất, những người mắc F0 không may trở nặng, rất khó kiểm soát. Điều này là cực kỳ nguy hiểm.

Thứ 2, những trường hợp khi mắc Covid-19 không có triệu chứng tiếp xúc với rất nhiều người, sẽ tạo nguồn lây cho cộng đồng, lây cho gia đình, nhất là những người thân chưa tiêm vaccine lại càng nguy hiểm.

Thứ 3, người mắc Covid-19 sẽ bị triệu chứng hậu Covid.

Thứ 4, hiện tượng tái nhiễm Covid. Theo Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), có rất nhiều trường hợp sau khi chữa khỏi Covid-19, thời gian sau vẫn tiếp tục tái nhiễm.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Trần Trung Hòa cũng khẳng định, việc người dân có suy nghĩ mắc COVID-19 bị dăm ba bữa sẽ khỏi bệnh do bản thân không bị bệnh nền, vì thế nhiễm trước Tết để kịp phục hồi sức khỏe trước thềm năm mới là rất nguy hiểm.

“Chỉ cần một người bị nhiễm COVID-19 sẽ là nguồn lây cho những người khác có tiếp xúc”, chuyên gia Trần Trung Hòa nói.

Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.007.862 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.347 ca nhiễm).

Tính riêng từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.001.625 ca, trong đó có 1.715.147 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 166.942.276 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.563.059 liều, tiêm mũi 2 là 72.121.184 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 16.258.033 liều.

Chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Điều trị F0 tại nhà: Làm gì để hiệu quả cho bệnh nhân, an toàn với gia đình và cộng đồng?" do Gia đình Việt Nam phối hợp cùng Công ty TAF Medical tổ chức.

logo-15444289
Nam Anh  
“Vây cá mập” trên nóc ô tô dùng để làm gì?
Tình phí hẹn hò:
Uống nước mía có tăng cân không?
Báo động học sinh tự tử: Chuyên gia chỉ dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm, giám sát con
Con gái Nhà báo Yên Ba:
Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình
Người nghèo mua Lamborghini
Cơ bụng
Sản phụ sốc phản vệ sau khi uống thuốc hạ huyết áp
Vì sao nhiều người thường quấn khăn ướt vào tay nắm khi sạc xe điện?
Chia tay mối tình 3 năm vì sợ con sau này... “nấm lùn”
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Xem thêm