Thứ bảy, 23/11/2024 08:05     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 02/07/2021 06:30

Điều gì xảy ra nếu nằm sấp khi ngủ?

Nằm sấp khi ngủ là tư thế ngủ cực kỳ gây hại cho sức khỏe nhưng đây vẫn là thói quen ngủ của khá nhiều người.

Trên thực tế, một số kiểu dáng nằm sẽ thực sự cho phép bạn ngủ ngon hơn. Ngược lại, vài tư thế có thể làm trầm trọng thêm các cơn đau lưng hoặc hiện trạng trào ngược axit dạ dày.

Có tới khoảng 15% dân số trên thế giới có thói quen nằm sấp khi ngủ. Tư thế ngủ này gây nhiều tranh cãi. Nhiều cá nhân nói rằng họ đã nằm như vậy bao nhiêu năm qua và chẳng có gì xảy ra hết. Trong khi đó, các bác sĩ hầu như đề cập đến tác hại nhiều hơn.

Mặc dù ngủ nằm sấp có thể làm giảm ngáy và giảm chứng ngưng thở khi ngủ nhưng nó lại tác động vào lưng và cổ, khiến đau cổ, lưng, hông, vai và thậm chí là đau đầu, có thể dẫn đến giấc ngủ kém. Từ đó, gây cảm giác khó chịu trong suốt cả ngày hôm sau. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần cẩn thận hơn về tư thế ngủ và tránh nằm sấp.

nam sap 4

Ảnh minh họa.

Nằm sấp khi ngủ gây chèn ép phổi

Khi lồng ngực bị đè nén suốt một đêm thì hoạt động của hệ hô hấp sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là phổi, tim bị đè nén, lưu thông máu kém khiến bạn có cảm giác rất mệt mỏi vào sáng hôm sau. Duy trì thói quen này về lâu về dài sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của hệ hô hấp, từ đó làm ảnh hưởng đến việc hít thở.

Gây căng thẳng lên cột sống

Khi ngủ nằm sấp sẽ dẫn đến các cơn đau ở cổ, lưng hay khớp. Từ đó khiến thức giấc nhiều hơn, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe.

nsap

Ảnh minh họa

Căng thẳng trên cột sống gây căng thẳng lên các phần khác trong cơ thể. Ngoài ra, vì cột sống liên kết đến các dây thần kinh, căng thẳng cột sống có thể gây đau ở bất cứ nơi nào trong cơ thể.

Nằm sấp khi ngủ đè nén áp lực lên hệ tiêu hóa

Tương tự lồng ngực, bụng cũng bị đè nén cả đêm nếu như nằm sấp, từ đó làm hệ tiêu hóa trở nên ì ạch vào sáng hôm sau. Nếu bạn thức dậy với cảm giác căng tức bụng, khó tiêu cả ngày hôm đó thì hãy cân nhắc đến thói quen ngủ sai lầm của mình.

Theo các chuyên gia sức khỏe, nằm nghiêng về bên phải là dáng ngủ lý tưởng nhất cho người gặp vấn đề về tiêu hóa vì nó giúp khí huyết lưu thông qua hệ tiêu hóa một cách thuận lợi nhất.

Hình thành các cơn đau cổ

Nằm sấp khi ngủ hoàn toàn có thể gây hiện tượng đau vai và các vấn đề về cổ. Đơn giản để lý giải điều này: trừ khi bạn quay đầu sang bên trái hoặc bên phải, nếu không nằm với tư thế úp người sẽ rất khó thở.

Việc chỉnh đầu nghiêng hẳn sang một bên như thế sẽ làm cổ bị vẹo dẫn đến đau mỏi vai gáy. Hiện tượng này cũng làm xáo trộn sự liên kết giữa cột sống và đầu, đẩy nhanh nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Empty

Ảnh minh họa

Vấn đề này xuất hiện khi các đốt cột sống dịch chuyển đủ đến mức gây vỡ đĩa đệm bên trong. Khi đó, chất keo chảy ra ngoài và gây kích ứng các dây thần kinh không tốt cho sức khỏe.

Nằm sấp khi ngủ làm ngực chảy xệ

Nằm sấp cũng là một thói quen xấu gây hại cho vòng 1 của bạn. Do khi nằm sấp, vòng 1 phải chịu đè nén áp lực của toàn bộ phần lưng ép xuống. Đây cũng chính là lúc cơ ngực, dây chằng nâng đỡ bầu ngực bị tổn thương. Về lâu dài, ngực của bạn sẽ có dấu hiệu chảy xệ, thiếu cân đối và thậm chí còn gây đau nhức nếu kéo dài thường xuyên.

Hình thành nếp nhăn

Khi ngủ sấp, bạn sẽ khó tránh khỏi việc úp một bên mặt vào gối. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là điều tồi tệ nhất bạn có thể gây ra cho mặt trong lúc ngủ.

Empty

Ảnh minh họa

Theo thời gian, áp lực phần đầu dồn lên mặt có thể khiến vùng da ở vị trí này bị chùng nhão, xuất hiện nhiều nếp nhăn. Tác động tiêu cực này của thói quen nằm sấp không biểu hiện rõ ngay từ đêm đầu tiên như chứng đau lưng hay đau cổ. Nguy hại thay, nó âm thầm khiến bạn trở nên trông già hơn trước tuổi.

-> Điều gì xảy ra với cơ thể nếu tập thể dục trước khi ngủ?

Xem thêm: Vì sao không nên ngủ ngay sau khi ăn no (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm