Thứ năm, 13/03/2025 22:43     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 28/10/2020 06:00

Điều gì xảy ra khi cơ thể thiếu nước?

Dù đông hay hè thì cơ thể vẫn luôn cần được cung cấp đầy đủ nước mỗi ngày. Nếu bạn để cơ thể mất nước hoặc thiếu nước sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe.

Tăng đường huyết

Cơ thể bạn cần nước để pha loãng hay tiêu hóa đường. Nếu bạn bị tiểu đường kèm theo cơ thể thiếu nước thì sẽ đặc biệt nguy hiểm.

Tăng cảm giác đói

Khi bạn mất nước dù ở mức độ nhẹ, cơ thể vẫn lận lộn với cảm giác đói khiến bạn ăn khi không cần đến. Điều này chắc hẳn sẽ gây tăng cân ngoài mong muốn của bạn.

thieu nuoc tram trong

Cơ thể thiếu nước gây ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng (Ảnh minh họa)

Vấn đề tiêu hóa

Thường gặp là tình trạng táo bón. Có thể nó sẽ trở thành mạn tính. Và tất nhiên, cơ thể thiếu nước hoàn toàn không liên quan đến vấn đề cân nặng hay giảm cân.

Phá vỡ tâm trạng và chức năng nhận thức

Mất nước dù ở mức độ nhẹ nhất cũng có thể khiến bạn dễ nổi cáu và ảnh hưởng tới hoạt động nhận thức như mức độ tập trung, trí nhớ kém, sự tỉnh táo.

Khó điều chỉnh thân nhiệt

Giữ đủ nước cho cơ thể là rất quan trọng trong quá trình kiểm soát thân nhiệt vì đổ mồ hôi là một cơ chế làm mát quan trọng trong hoạt động thể chất và đối phó với trời nóng. Khi mồ hôi mất đi mà không được bù lại, cơ thể sẽ không đủ nước để tạo ra mồ hôi, tiếp tục thực hiện cơ chế làm mát.

Ảnh hưởng đến thận

Mất nước nghiêm trọng có thể khiến thận bị tăng áp lực và ảnh hưởng tới chức năng của thận. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể gây ra sỏi thận.

Quá trình trao đổi chất bị chậm lại

Khi cơ thể thiếu nước, sự trao đổi chất có thể bị chậm lại, khả năng loại bỏ chất thải và giải độc cũng bị ức chế. Một nghiên cứu cho thấy, nếu uống đủ nước sẽ làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 30%, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tăng gánh nặng cho tim

Thể tích máu thường được điều chỉnh dựa trên lượng nước hấp thu và tiêu hao. Điều này có nghĩa, giảm thể tích máu có thể xảy ra qua mồ hôi và nếu bạn bị mất nước, tim sẽ khó bơm đủ máu tới cơ thể để điều chỉnh thân nhiệt.

Khô da

Sức khỏe của da phụ thuộc và lượng nước bạn uống vào. Bởi vì da chứa khoảng 30% nước góp phần tạo ra sự đàn hồi, độ mềm mại và khả năng phục hồi chống lại các yếu tố môi trường. Mất nước có thể gây khô da và cũng làm giảm độ đàn hồi của da.

Hậu quả dài hạn của cơ thể thiếu nước

Một nghịch lý là nếu cơ thể thiếu nước sẽ không làm bạn giảm cân mà ngược lại còn gây tăng cân. Tuy nhiên, hậu quả của thiếu nước không chỉ ở mức độ như vậy, nó còn có thể làm cho cơ thể bị chấn thương nhiệt, sưng não, động kinh, sốc giảm thể tích, suy thận, hôn mê và tử vong.

Do những hậu quả nghiêm trọng như vậy, bạn hãy nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, có thể là nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước trái cây, nước canh… Và bạn nên nhớ uống nước ngay cả khi không khát.

->6 sai lầm khi uống nước cam gây áp lực cho dạ dày

Xem thêm: Những lợi ích của việc uống nước ấm

Hoàng Ly (T/H)  
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
Bé trai 11 tuổi mắc bệnh ác tính hiếm gặp
Cựu bác sĩ Đội tuyển Việt Nam chỉ 6 chấn thương thường gặp  khi chơi bóng và cách hồi phục
Khuyên lưỡi rơi vào dạ dày khi ăn cơm
Người đàn ông chấn thương sọ não biến chứng được cứu sống thần kỳ
Đau xương khớp khi trời lạnh, bác sĩ nói gì?
Nhiễm trùng nghiêm trọng từ vết xước nhỏ trên má
Nữ bác sĩ bỏ tiền túi làm xét nghiệm cho bệnh nhân
Thành lập Trung tâm Chăm sóc khách hàng Danka Việt Nam
Mắc giun đũa từ chó nuôi trong nhà
Nhập viện nguy kịch sau thời gian lơ là điều trị mỡ máu
Xương cá xuyên thành bàng quang gây áp xe trong ổ bụng
Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu
Khoai tây, khoai lang, hành tây mọc mầm ăn được không?
Suy hô hấp, tổn thương phổi nguy kịch do biến chứng cúm A
Đau đầu, buồn nôn, người phụ nữ bất ngờ phát hiện nhiễm khuẩn não mô cầu nguy hiểm
Xem thêm