Chủ nhật, 20/07/2025 15:28     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 20/07/2025 15:28

Đi tàu thuyền du lịch mùa mưa bão cần chú ý điều gì?

Mùa mưa bão ở nước ta thường bắt đầu từ giữa năm và kéo dài đến hết thu. Đây cũng là giai đoạn cao điểm của các chuyến du lịch nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên, đặc biệt là hành trình trên sông nước hay thăm các vùng ven biển, hải đảo. Tuy nhiên, thời tiết thất thường trong mùa này có thể khiến chuyến đi trở nên đầy rủi ro nếu du khách không chuẩn bị kỹ,

Nguy cơ tiềm ẩn từ thời tiết bất thường

Thời tiết trong mùa mưa bão thường thay đổi đột ngột. Một buổi sáng nắng đẹp có thể nhanh chóng nhường chỗ cho mưa giông, lốc xoáy hoặc áp thấp nhiệt đới chỉ trong vài giờ.

Với các chuyến đi bằng thuyền, sự thay đổi đột ngột này tiềm ẩn nhiều rủi ro, chỉ một cơn gió giật hoặc con sóng lớn cũng đủ khiến phương tiện chao đảo, mất lái, thậm chí lật úp.

Đội tàu du lịch vịnh Hạ Long. Ảnh: Nguyễn Hùng

Những lưu ý quan trọng khi đi thuyền mùa mưa bão

Theo dõi sát tình hình thời tiết

Trước mỗi chuyến đi, hãy kiểm tra dự báo thời tiết từ các nguồn chính thống như Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia hoặc ứng dụng thời tiết uy tín. Đặc biệt chú ý đến cảnh báo mưa giông, áp thấp nhiệt đới, hướng gió và cấp độ sóng. Nếu xuất hiện cảnh báo cấp độ 2 trở lên, tốt nhất nên hoãn chuyến đi hoặc chuyển sang phương tiện khác an toàn hơn.

Ưu tiên các đơn vị tổ chức có uy tín

Không nên sử dụng dịch vụ tự phát hoặc tàu thuyền không có đăng kiểm. Hãy chọn những tour có đơn vị lữ hành chuyên nghiệp, có kinh nghiệm xử lý trong điều kiện thời tiết xấu, phương tiện đảm bảo an toàn và đầy đủ trang bị cứu sinh. Hỏi kỹ về phương án ứng phó khẩn cấp trước khi lên thuyền.

Trang bị an toàn cá nhân đầy đủ

Dù đi thuyền trong vịnh, sông hay vùng biển gần bờ, du khách vẫn cần mặc áo phao đúng quy cách trong suốt hành trình. Nếu đi cùng trẻ em, nên mang theo áo phao riêng phù hợp kích cỡ. Đồng thời hạn chế mang theo hành lý cồng kềnh, giày cao gót hoặc vật dụng có thể gây cản trở trong trường hợp cần di chuyển khẩn cấp.

Không chủ quan dù hành trình ngắn

Nhiều người cho rằng “chỉ đi khoảng 15-30 phút, trong vịnh chứ không ra khơi” nên thường lơ là. Nhưng thực tế cho thấy những tai nạn nguy hiểm lại thường xảy ra trong những chuyến đi ngắn và bị đánh giá là “an toàn”. Cơn giông không cần báo trước, chỉ cần 5 phút mưa gió mạnh cũng đủ gây nguy hiểm.

Không di chuyển về đêm hoặc khi trời có dấu hiệu bất thường

Hãy tránh lên thuyền khi trời âm u, nổi gió hoặc mưa lắc rắc kéo dài. Buổi tối hoặc sáng sớm là thời điểm tầm nhìn bị hạn chế, khả năng cứu hộ kém và việc định hướng cũng trở nên khó khăn hơn. Nếu đã ở trên đảo mà mưa bão bất ngờ xuất hiện, nên chờ thời tiết ổn định thay vì vội vàng quay lại đất liền.

Khi xảy ra tình huống khẩn cấp cần làm gì?

Khi gặp sóng to, gió lớn, du khách cần bám chắc vào tay vịn hoặc vật cố định để tránh va đập, giữ bình tĩnh và tỉnh táo. Sự bình tĩnh là yếu tố then chốt giúp xử lý hiệu quả các tình huống nguy cấp, đặc biệt khi tàu có dấu hiệu chìm dần. Với các tàu lớn, quá trình chìm thường diễn ra chậm, tạo điều kiện để chuẩn bị thoát hiểm.

Trong thời gian đó, hãy tìm ngay áo phao, phao bơi hoặc bất kỳ vật nổi nào như ván gỗ, thùng, can nhựa. Có thể tận dụng các túi nilon lớn, thổi phồng rồi buộc lại thành một thiết bị nổi tạm thời.

Theo khuyến cáo của DAN Boater, khi tàu có nguy cơ chìm, hãy thả xuồng cứu sinh và chuẩn bị sẵn một số vật dụng cần thiết. Khi xuồng chạm mặt nước, từng người lần lượt xuống một cách trật tự, tránh chen lấn, xô đẩy gây lật xuồng. Trong trường hợp không kịp lên xuồng, du khách nên nhảy khỏi tàu nhưng phải chắc chắn đã có vật nổi ôm trước ngực, để khi rơi xuống, cơ thể nằm đè lên vật đó, tránh bị chìm.

Sau khi xuống nước, cần nhanh chóng bơi xuồng ra xa khu vực tàu chìm để tránh bị cuốn vào dòng xoáy. Với tàu khách lớn, lực lượng cứu hộ thường sẽ sớm có mặt, do đó nên ở gần khu vực tai nạn để dễ được phát hiện.

Trong lúc chờ cứu hộ, hãy tập trung ổn định những người đã an toàn và tìm cách hỗ trợ những người còn mắc kẹt. Đồng thời, tìm mọi cách phát tín hiệu cầu cứu để tăng cơ hội sống sót và được giải cứu kịp thời.

Chí Kiên  
Đi tàu thuyền du lịch mùa mưa bão cần chú ý điều gì?
Căn hộ K Park Avenue: Khoản đầu tư đáng giá cho thế hệ tương lai
Thêm 2 người trúng thưởng trị giá 20 triệu đồng nhờ uống Trà Xanh Không Độ
Hải Phòng xuất hiện khách sạn tích hợp công nghệ thông minh, mức giá phải chăng
Nên chạy tốc độ bao nhiêu km/h trên cao tốc để tiết kiệm xăng?
Khai trương Vinpearl Hotel Bắc Ninh, mở ra chuẩn mực mới về lưu trú xứ Kinh Bắc
Acecook Việt Nam được vinh danh doanh nghiệp bền vững tiêu biểu
Nestlé Việt Nam đồng hành cùng thế hệ trẻ: Cập nhật kỹ năng, sẵn sàng cho kỷ nguyên số
Casa – nơi giới tinh hoa hiện thực hóa khát vọng sống ven biển Vũng Tàu
MSB công bố khung tài chính bền vững
Đột phá 6 HMO: Bước tiến dinh dưỡng của Vinamilk tại Diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất Châu Á
SeABank được 2 tổ chức quốc tế vinh danh, khẳng định hiệu quả quản trị, kinh doanh và đổi mới công nghệ
Sốc: Chung cư 1 phòng ngủ giá… 35 tỷ đồng
Cặp đôi bio và canxi – chìa khóa cho canh tác lúa bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long
Nghĩa địa xe điện ở Trung Quốc
Cầu Hoàng Gia thông xe: Cú hích nghìn tỷ đưa bất động sản Vũ Yên cất cánh
Cuộc cách mạng xe điện toàn cầu: Các quốc gia đang thay thế xe xăng như thế nào?
Vingroup thông xe cầu Hoàng Gia – biểu tượng phát triển mới phía Đông bắc TP. Hải Phòng
DIFF 2025: Từ lễ hội ánh sáng đến chiến lược bứt phá của Đà Nẵng
Gần 4.200 xe ô tô Hyundai được bán trong tháng 6/2025
Xem thêm