Thứ hai, 29/04/2024 08:13
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 10/07/2021 18:56

Dạy trẻ tôn trọng người lớn như thế nào cho đúng?

Khái niệm "tôn trọng người lớn tuổi" xuất phát từ quan điểm những người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm sống mà người trẻ nên học theo. Các bậc cha mẹ coi đó là chuẩn mực trong việc dạy con cách cư xử.

Ở một số quốc gia, luật pháp quy định cần tôn trọng người cao tuổi. Trong nhiều trường hợp, việc tôn trọng ngày cần được cảnh giác vì ẩn chứa nhiều rủi ro.

Trường hợp tôn trọng chỉ là sự bắt chước

Các nhà tâm lý học cho biết, để dạy con bạn đối xử với người khác một cách đàng hoàng, bạn cũng phải đối xử với mọi người theo cách tương tự.

Khi cha mẹ khăng khăng rằng con cái nên tự động tôn trọng họ mà không thể hiện mình là một tấm gương, điều này có thể dẫn đến việc trẻ bị đe dọa. Trẻ sẽ hành xử với suy nghĩ: "Nếu mẹ đã nói như vậy thì điều đó nghĩa là đúng".

Sau này, khi lớn lên, chúng sẽ không thể phân tích hành vi của người khác hoặc quyết định xem người đó có xứng đáng với sự tôn trọng của mình hay không.

ton trong nguoi lon Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa.

Trẻ không cảnh giác với nguy hiểm

Niềm tin rằng trẻ con phải “tôn trọng người lớn tuổi” có thể khiến trẻ bỏ qua quy tắc “không nói chuyện với người lạ”. Khoảng cách tuổi tác giữa trẻ con và người lớn vẫn còn hiện hữu ngày nay, vì vậy chúng ta bước vào tuổi trưởng thành với những hành vi đã học được này.

Khi trưởng thành, chúng ta cũng không cảm thấy có xu hướng đặt câu hỏi với những người lớn tuổi hơn mình khi điều đó thực sự quan trọng. Lên tiếng đặt câu hỏi, yêu cầu, đề nghị... là quyền lợi của mỗi người, quan trọng là cách truyền đạt điều đó.

Buộc thế hệ trẻ tuân theo hành vi kiểu cũ

Bài học cuộc sống của một người định hình những lời khuyên mà họ chia sẻ với những người khác. Các bài học và lời khuyên cho thấy rằng những người lớn tuổi muốn thúc đẩy giới trẻ phát triển, nhưng cách mà họ nhìn nhận và chia sẻ có thể khiến người trẻ cảm thấy xấu hổ, thậm chí bị thúc ép thuân theo lối mòn cũ.

ton trong nguoi lon Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Mang lại những ưu tiên sai lầm

Tất cả mọi người đều xứng đáng được yêu thương và được đối xử công bằng. Các nhà tâm lý học khuyên bạn nên nhìn từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống để hiểu ai là người nên nhận được sự tôn trọng của bạn.

Một người giúp đỡ chúng ta hoặc làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn nên được tôn trọng, điều đó không nhất thiết là về tuổi tác.

Đòi hỏi sự tôn trọng làm giảm phẩm giá của đứa trẻ

Nếu chúng ta mặc định đòi hỏi sự tôn trọng từ trẻ em, điều đó có nghĩa là chúng ta muốn vượt trội hơn chúng và làm giảm giá trị của chính chúng. Sự tôn trọng không phải là thứ bậc, không có một con người nào đáng được tôn trọng hơn những người khác.

-> Làm gì để trở thành người mẹ tuyệt vời trong mắt con?

T. Linh (Theo Brightside)  
5 lý do đàn ông ngoại tình không ly hôn để cưới “tiểu tam”
8 quy tắc “vàng” giữ gìn hôn nhân hạnh phúc
5 lời khuyên hữu ích khi hẹn hò
Ghen tuông vô cớ với chồng, vào viện tâm thần bác sĩ nhanh chóng phát hiện điều lạ
60 giây để yêu!
Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?
Cây sợ 3 lần rung, phụ nữ sợ 3 lần tán tỉnh
Những sai lầm tưởng vô hại nhưng ầm thầm phá vỡ tình cảm của các cặp đôi
10 điều 'cấm kỵ” nói với nửa kia nếu không muốn hủy hoại mối quan hệ
Điều gì làm Gen Z hạnh phúc?
Tầm quan trọng của việc tâm sự với bạn đời 30 phút mỗi ngày
Vợ chồng lớn tuổi nên thể hiện tình yêu thương chân thành như thế nào?
Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ đệ đơn ly hôn?
Làm thế nào để giữ mối quan hệ bền chặt sau khi có con?
Vì sao cùng quản lý tài chính lại giúp vợ chồng yêu nhau hơn?
Yêu, tôn trọng, thấu hiểu và những điều phụ nữ muốn ở người đàn ông của mình
Vợ chồng hục hặc vì chứng ngáy to khi ngủ
Vợ chồng nên giữ tiền chung hay riêng?
Vợ ghen tuông vô cớ, đến viện tâm thần bác sĩ kết luận điều bất ngờ
8 'không' trong hôn nhân giúp duy trì hạnh phúc gia đình
Xem thêm