Chủ nhật, 04/05/2025 05:03     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 05/11/2023 06:30

Dân văn phòng mang cơm đi làm chú ý 5 điều tránh gây hại sức khỏe

Đưa cơm đi ăn trưa là thói quen phổ biến hiện nay của nhiều chị em văn phòng, tuy nhiên vẫn cần những lưu ý để đảm bảo sức khỏe.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa trưa có vai trò quan trọng, đóng góp tới 40 - 50% năng lượng nạp vào cơ thể một ngày. Bởi vậy, không nên coi bữa trưa là bữa tạm, ăn qua loa.

Ngày càng có nhiều dân văn phòng mang cơm trưa đi làm. Không thể phủ nhận việc này vừa giúp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cũng như vệ sinh thực phẩm, vừa giảm gánh nặng kinh tế. Tuy nhiên, khi mang cơm trưa đi làm, mọi người cũng cần chú ý một số vấn đề trong việc chế biến và bảo quản món ăn để đảm bảo an toàn sức khỏe.

eff

Ảnh minh họa.

Không ăn lại thức ăn qua đêm

Thức ăn khi đã để qua đêm chất lượng sẽ không còn được đảm bảo, dinh dưỡng cũng bị hao hụt, thậm chí còn gây rối loạn tiêu hóa.

Theo đó, mọi món ăn sau khi nấu chín có thể để được ở nhiệt độ bên ngoài trong 2 giờ đồng hồ. Sau thời gian này, các vi khuẩn có hại có thể phát triển nhanh về số lượng cũng như sinh ra các độc tố nguy hiểm gây ngộ độc.

Vì vậy, nếu thực phẩm không được sử dụng ngay hoặc thực phẩm thừa, cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C hoặc trên 60 độ C. Trong trường hợp bảo quản thực phẩm dưới 5 độ C, tức ngăn mát tủ lạnh, thì thời gian bảo quản cũng không quá 1 - 2 ngày. Sau thời gian này, thức ăn vẫn có thể bị hỏng và gây ngộ độc.

mg

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, việc bảo quản nhiều loại thức ăn sống và thực phẩm chín cùng lúc trong tủ lạnh cũng là nguy cơ dẫn đến ô nhiễm chéo do tiếp xúc giữa các thực phẩm.

Điển hình những món ăn được nấu từ đậu phụ, hải sản, trứng nên hạn chế dùng khi đã để qua đêm bởi protein có thể biến đổi hoặc sản sinh ra vi khuẩn gây hại. Các loại rau có màu xanh như cần tây, chân vịt thường chứa hàm lượng nitrit rất cao. Để thừa qua đêm sẽ sản sinh ra nitrit, là chất đã được WHO công nhận có khả năng gây ung thư.

Tốt nhất, nên nấu đồ ăn mới vào buổi sáng, rồi bảo quản cẩn thận và mang đi làm để ăn trưa.

Không để thức ăn nóng vào hộp

Nhiều người thường không chờ thức ăn nguội mà cho thức ăn vào hộp ngay khi còn nóng. Tuy nhiên, khi thức ăn nóng sinh nhiệt sẽ khiến các món dễ bị nát trong quá trình bảo quản. Ngoài ra, chúng dễ bị hấp hơi, đây là nguyên nhân khiến cho đồ ăn nhanh bị hỏng, có mùi chua, thiu sau đó.

ft

Ảnh minh họa.

Đặc biệt, nếu cho thức ăn nóng vào hộp nhựa, nhất là những loại nhựa tái chế, trong thời gian dài sẽ sản sinh ra nhiều chất độc hại. Khi đi vào cơ thể, những chất này sẽ len lỏi vào các cơ quan nội tạng, đi vào máu, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Điều đáng nói, nguy cơ gây bệnh có thể chưa xuất hiện ngay trước mặt mà tích lũy dần thành những bệnh mãn tính, khi phát bệnh thì đã muộn.

Không để lẫn các loại thức ăn

Đôi khi để tiết kiệm hộp đựng khi mang cơm trưa đi làm, nhiều người có thói quen để thức ăn và cơm chung một hộp. Tuy nhiên, cần lưu ý mỗi món ăn có thời điểm chế biến cũng như thời gian bảo quản khác nhau, có loại thực phẩm nhanh hỏng hơn. Do đó, nếu để chung nhiều loại thực phẩm trong cùng hộp đựng, nguy cơ lây nhiễm khuẩn sẽ tăng cao, nhất là khi để đồ xào nấu có nước xốt chung với cơm trắng.

Để vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa tiết kiệm diện tích hộp đựng khi mang đi làm, dân văn phòng có thể lựa chọn loại hộp cơm có nhiều ngăn hoặc dùng giấy bạc để gói riêng từng loại thực phẩm.

Quay thực phẩm đúng cách

Nhiều văn phòng làm việc có trang bị lò vi sóng nên nhân viên có thể hâm nóng cơm trưa dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen quay thực phẩm bằng hộp nhựa không đảm bảo, đề nguyên màng bọc khi quay thực phẩm. Thói quen này có thể gây hại sức khỏe.

fg

Ảnh minh họa.

Khi quay thực phẩm trong hộp nhựa không đảm bảo có thể khiến hóa chất trong đồ nhựa kém chất lượng ngấm vào đồ ăn. Do đó, cần lưu ý dùng các sản phẩm dành riêng cho lò vi sóng để hâm nóng thức ăn an toàn hơn.

Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng

Khi nấu đồ ăn trưa mang đi làm, do thời gian hạn hẹp, nhiều người thường không chú ý đến thành phần dinh dưỡng của bữa trưa mà chỉ nấu một số món nhất định.

Dân văn phòng cần lưu ý đảm bảo đầy đủ các nhóm chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, đặc biệt là các loại rau xanh, quả chín.

Phương Anh (Theo Healthline)  
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Bé 7 tháng tuổi bị viêm phổi, suy hô hấp cấp do sởi biến chứng
Vinmec được công nhận là Trung tâm xuất sắc về Dị ứng - Miễn dịch nhờ góp phần chuẩn hóa và nâng cao năng lực toàn ngành
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
Biến chứng nhập viện sau khi bôi dầu gió chữa Zona
Cứu sống sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sau khi mổ lấy thai
Cô gái 18 tuổi mang khối u buồng trứng chiếm gần hết khoang bụng
Báo động bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng bệnh với nhóm nguy cơ cao
Cụ ông 68 tuổi bị nhiễm trùng gây khuyết vùng trán
Ngực to bất thường, đi khám phát hiện khối u to gần một gang tay
Đột quỵ nguy kịch do lạm dụng thuốc tránh thai
Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025
Trẻ sơ sinh nằm gối được không?
Giải pháp điều trị mỡ máu tiên tiến hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam
Kết hôn nửa năm không có bầu, đi khám bất ngờ phát hiện gen chuyển hóa hiếm gặp
Cắt toàn bộ dạ dày cứu sống bệnh nhân ung thư chảy máu nguy kịch
Xem thêm