Thứ ba, 25/06/2024 06:31
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 27/05/2024 09:27

Cụ bà 95 tuổi phục hồi chức năng ăn uống sau đột quỵ não

Trước khi điều trị, bệnh nhân S. phải ăn uống hoàn toàn qua sonde dạ dày, các chức năng sinh hoạt hàng ngày phụ thuộc người chăm sóc do di chứng đột quỵ não.

Rối loạn nuốt là vấn đề thường gặp ở người bệnh sau đột quỵ não do suy yếu hoặc mất kiểm soát thần kinh đối với khoang miệng, hầu họng, thực quản. Tình trạng này có thể gây ra những rối loạn phức tạp, các biến chứng nặng nề như: viêm phổi, hít sặc..., gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị chung và chất lượng cuộc sống người bệnh.

Theo thống kê có từ 42 – 81% người bệnh sau đột quỵ não bị rối loạn nuốt, gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, hít sặc... Phục hồi chức năng nuốt và kiểm soát những biến chứng do rối loạn nuốt gây ra đóng vai trò quan trọng trong điều trị đột quỵ não.

Phuc-hoi01

Bệnh nhân phục hồi tốt sau khi điều trị.

Đây là một phương pháp can thiệp an toàn, đem lại hiệu quả cao cho người bệnh, không chỉ giúp ngăn ngừa các biến chứng viêm phổi hít mà còn giúp giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, mất nước và rối loạn điện giải, giảm thời gian nằm viện và tỉ lệ tử vong.

Bệnh nhân mới đây được điều trị bằng phương pháp này là bà Trương Thị S. (95 tuổi) ở xã Vũ Oai, TP Hạ Long, chẩn đoán ban đầu là nhồi máu não bán cầu trái do tắc đoạn M1/Rung nhĩ biến chứng liệt nửa người phải kèm theo rối loạn nuốt.

Các bác sĩ lâm sàng đánh giá, bệnh nhân S. phải ăn uống hoàn toàn qua sonde dạ dày, các chức năng sinh hoạt hàng ngày phụ thuộc người chăm sóc. Sau khi hội chẩn với khoa Phục hồi chức năng, bệnh nhân được chuyển khoa để thực hiện các bài tập phục hồi nhằm cải thiện chức năng nuốt.

Ê kíp điều trị chuyên sâu về phục hồi chức năng nuốt do bác sĩ CKI Vũ Thị Hương Giang, Trưởng khoa cùng các cộng sự đã tích cực dùng các bài tập làm mạnh cơ vùng miệng lưỡi, cơ vùng cổ, kích thích xúc giác, vị giác, nhằm kiểm soát cơ thanh quản, làm sạch hầu họng và giảm tồn đọng, khôi phục lại khả năng kiểm soát và tống xuất viên thức ăn ở miệng, hầu và thực quản.

Trong quá trình tập phục hồi, các bác sĩ, kỹ thuật viên thực hiện theo dõi sát các bữa ăn trong ngày của người bệnh để lượng giá, đồng thời có sự điều chỉnh phù hợp với các bài tập nuốt.

Cùng với đó, bệnh nhân S. được hướng dẫn ăn uống kết hợp với chất làm đặc kết cấu đồ ăn để giúp quá trình ăn uống diễn ra an toàn và hiệu quả hơn. Nhờ sự tích cực của các y bác sĩ và sự phối hợp tốt của người bệnh, sau 20 ngày điều trị, bệnh nhân đã được rút sonde dạ dày, được ăn uống bình thường qua đường miệng.

BSCKI Vũ Thị Hương Giang - Trưởng khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết, trường hợp của bệnh nhân S. có tổn thương nhồi máu não diện rộng, bệnh nền nhiều, tuổi cao có biến chứng rối loạn nuốt nặng và liệt nửa người phải.

Trước đây, các trường hợp này đều phải ăn uống hoàn toàn qua sonde lâu dài, thậm chí có thể biến chứng viêm phổi, hít sặc, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người bệnh.

Với việc triển khai các bài tập phục hồi chức năng nuốt, những bệnh nhân sau đột quỵ não sau khoảng 2-3 tuần sẽ cải thiện chức năng, ăn uống được bằng đường miệng thay vì ống sonde, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội

Can thiệp sớm phục hồi chức năng nuốt là một phương pháp can thiệp không xâm lấn an toàn và đem lại hiệu quả cao cho người bệnh giúp ngăn ngừa các biến chứng viêm phổi hít, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, mất nước và rối loạn điện giải, giảm thời gian nằm viện và tỉ lệ tử vong.

Nam Anh  
Cảnh báo thủng tạng rỗng do viêm loét dạ dày ở người trẻ
Nhập viện cấp cứu sau khi ăn phở và xúc xích ven đường
Giải mã bí quyết ăn uống giúp người Nhật sống thọ
Tan sỏi mật 15mm không còn nỗi lo phẫu thuật
Đau lưng ở dân văn phòng cảnh báo bệnh nguy hiểm, có thể là ung thư
Nguy cơ cháy nổ trong gia đình do 3 sai lầm khi dùng giấy bạc
Nhầm tưởng bụng to do tăng cân, nữ sinh 'chết lặng' khi nghe tin từ bác sĩ
Thói quen của nhiều người sau khi đánh răng gây hàng loạt bệnh tật
Đo huyết áp miễn phí Ngày Thế giới phòng chống Tăng huyết áp
Vì sao ở trong nhà vẫn bị sét đánh?
Mẹo hết đau lưng do thoát vị đĩa đệm
Khám rụng tóc, trai trẻ tá hỏa phát hiện bệnh khó nói sau tình một đêm
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Làm gì để bảo vệ sức khỏe khi thức đêm xem Euro?
Vụ bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó cắn: Bác sĩ khuyến cáo gì?
Động kinh có liên quan đến tăng đường huyết?
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Thói quen khi rửa bát làm vi khuẩn gia tăng 70 lần
Trẻ thấp còi: Nguyên nhân và giải pháp cải thiện chiều cao
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Xem thêm