Thứ ba, 29/10/2024 15:54     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 22/12/2022 09:23

Có nên đóng kín cửa nhà “nhốt” trẻ để tránh gió lạnh?

Nhiều người thường có thói quen đóng kín cửa để tránh không khí lạnh tràn vào trong nhà, tuy nhiên bác sĩ cho rằng đây chính là việc làm gây hại cho sức khỏe.

Empty

Giữ ấm cho trẻ những ngày không khí lạnh tràn về cực kỳ quan trọng (Ảnh minh họa)

Không khí lạnh tràn về, nhiều tỉnh, thành miền Bắc rét đậm, rét hại khiến không ít trẻ nhỏ, người già nhập viện do hen, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy hô hấp.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh đường hô hấp phát triển, đặc biệt là virus.

Vào mùa lạnh, chúng sống lâu trong môi trường. Nhất là khi đóng kín cửa, môi trường trở nên mát và ẩm hơn, tạo điều kiện virus, vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Đóng kín cửa phòng còn dẫn đến không khí ngột ngạt, thiếu oxy, mọi người mệt mỏi.

Ngoài ra, ở trong phòng điều hòa hoặc dùng máy sưởi cả ngày, trẻ khó thở, dễ bị sốc nhiệt khi ra ngoài do chênh lệch nhiệt độ.

Theo các bác sĩ Dũng, phòng điều hòa có lượng oxy chỉ bằng 1/3 so với phòng mở cửa. Lúc này, không khí khó lưu thông làm cho vi khuẩn dễ bám trên bề mặt da hoặc niêm mạc đường hô hấp, tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhiều gia đình không vệ sinh điều hòa thường xuyên dẫn đến bám bụi, nấm mốc gây bệnh cho hệ thống hô hấp của người sử dụng.

Đặc biệt, ở chung phòng điều hòa với một người đang mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Lạm dụng máy sưởi, trẻ mắc bệnh về da như khô, nẻ...

Empty

Cha mẹ tuyệt đối không được đóng kín cửa phòng (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Phí Xuân Thi, Khoa Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh khuyến cáo, gia đình không nhất thiết giữ trẻ trong phòng kín hay đóng cửa 24/24 vì sợ các em nhiễm lạnh.

Trẻ cần được ra ngoài phơi nắng hoặc vận động để tăng khả năng thích nghi với các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng. Thời điểm lý tưởng cho trẻ ra ngoài là 9-10h hoặc 15-17h. Lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng không quá kín, dễ khiến trẻ ra mồ hôi lưng, ngực, ngấm ngược lại cơ thể gây cảm lạnh, viêm phổi.

Hạn chế cho các em tới nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh xa nguồn ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá... Khi ở trong nhà, bố mẹ nên để đầu bé thông thoáng, không cần đội mũ.

Bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch, "không vì trời lạnh mà không tắm rửa cho bé". Khi tắm cần chú ý đóng kín cửa, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa. Nếu nhà dùng điều hòa hoặc quạt sưởi thì nên bật trước đó khoảng 15 phút cho nhiệt độ ấm lên.

Duy trì nhiệt độ phòng 25-28 độ C, thoáng nhưng tránh gió lùa. Có thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, tuyệt đối không dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt.

Kim Ngân  
Gián đất chui vào tai do thói quen trải đệm ngủ sàn nhà
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Suy tim độ 3 không đáng lo nếu có các cách này
Vì sao gen Z chưa già đã đau lưng, mỏi gối, tê tay?
Đứng hay ngồi tốt hơn cho sức khỏe?
Tổng hợp các phương pháp giảm axit uric hiệu quả
Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú
Sốc nhiệt khi hoạt động thể thao: Bác sĩ chỉ dấu hiệu nhận biết và cảnh báo nguy hiểm
Lưu ý nếu dùng thuốc sổ mũi cho trẻ khi giao mùa
Nhiều chị em e ngại khi khám sàng lọc, đến bệnh viện đã quá muộn
Ung thư vú có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, không nên đợi có triệu chứng mới đi khám
Toạ đàm: Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành
Gia đình Việt Nam toạ đàm: 'Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành'
Vì sao đàn ông ít khi ốm nhưng thường nặng hơn phụ nữ?
Phòng khám ĐKY học Quốc tế nâng cao chất lượng điều trị với nhiều phương pháp tiên tiến
Hiểu về hạt xơ dây thanh và cách cải thiện hiệu quả
Rộ trào lưu “bắt pen”: Bác sĩ bức xúc cảnh báo hệ lụy khó lường
Run tay khi hồi hộp, căng thẳng phải làm sao?
Mắc uốn ván nguy kịch do chủ quan vết xước đơn giản ở tay chân
Cách đưa suy thận độ 2 về bình thường của ông Ba
Xem thêm