Chủ nhật, 13/10/2024 09:24     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 18/02/2024 15:38

Cô gái bị thủng ruột non vì nuốt tăm tre

Nuốt phải tăm tre, cô gái 23 tuổi đau bụng âm ỉ vùng hạ vị và hố chậu phải, kèm sốt, người thân đưa vào bệnh viện cứu.

Các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Kiến An (Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho ca bệnh (nữ) 23 tuổi bị thủng ruột non do nuốt phải tăm tre.

Cụ thể, bệnh nhân L.T.S (23 tuổi, địa chỉ Mường Khương, Lào Cai) đang lao động tại Hải Phòng được người nhà đưa vào BV Kiến An cấp cứu trong tình trạng đau bụng âm ỉ vùng hạ vị và hố chậu phải kèm theo sốt.

Qua thăm khám, thực hiện cận lâm sàng, các bác sĩ xác định trường hợp này bị viêm phúc mạc cần can thiệp cấp cứu.

Các bác sĩ hội chẩn và chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng chẩn đoán, điều trị. Quá trình nội soi thăm dò ổ bụng xác định dị vật là tăm tre dài khoảng 4cm (cách góc hồi manh tràng 60 cm) đâm xuyên thủng thành ruột.

Ê-kíp phẫu thuật gắp dị vật ra khỏi lòng ruột an toàn, khâu lỗ thủng hồi tràng, lau rửa và đặt dẫn lưu ổ bụng. Sau 2 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, hết sốt.

nuot-tam-tre-1-11593568

Dị vật là tăm tre dài khoảng 4cm. (Ảnh: BVCC)

Trước đó, tại Quảng Ninh, các bác sĩ cũng gắp thành công chiếc tăm tre nhọn dài khoảng 3 cm xuyên thủng tá tràng cho nữ bệnh nhân 56 tuổi.

Người này bị đau bụng âm ỉ, đau nhiều khi vận động từ 30 Tết nhưng đang trong dịp Tết nên không đi khám ngay. Càng ngày bà thấy đau càng tăng, ăn uống kém, được đưa đến khám tại trung tâm y tế với chẩn đoán dị vật đường tiêu hóa và được chuyển lên bệnh viện tỉnh.

Trên phim chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh dị vật hình que dài khoảng 3cm nằm ở đoạn D2 tá tràng. Người này được chỉ định nội soi dạ dày tá tràng gây mê lấy dị vật.

Kíp bác sĩ nội soi kiểm tra và phát hiện một dị vật là tăm tre nhọn, một đầu cắm xuyên niêm mạc ruột, một đầu tự do, xung quanh có dịch mủ chảy. Quá trình nội soi lấy dị vật gặp khó khăn do nhu động ruột bị kích thích, co thắt liên tục khiến đầu tăm di động và có xu hướng cắm hết qua thành ruột vào ổ bụng.

Sau gần một tiếng nỗ lực, tăm nhọn dài hơn 3cm đã được lấy ra thành công trong niềm vui của cả ê kíp.

Bác sĩ khuyến cáo người dân nên thay đổi thói quen xỉa răng bằng tăm tre mà dùng chỉ nha khoa để tránh nuốt phải dị vật gây nguy hiểm. Nếu dùng tăm tre, không nên ngậm trong miệng, cần bỏ tăm ngay sau khi sử dụng.

Khi ăn cần nhai kỹ để tránh nuốt phải dị vật lẫn với thức ăn mà không phát hiện được. Khi nuốt phải tăm hay bất cứ các dị vật nào khác, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, can thiệp kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Thúy Ngà  
Phòng khám ĐKY học Quốc tế nâng cao chất lượng điều trị với nhiều phương pháp tiên tiến
Hiểu về hạt xơ dây thanh và cách cải thiện hiệu quả
Rộ trào lưu “bắt pen”: Bác sĩ bức xúc cảnh báo hệ lụy khó lường
Run tay khi hồi hộp, căng thẳng phải làm sao?
Mắc uốn ván nguy kịch do chủ quan vết xước đơn giản ở tay chân
Cách đưa suy thận độ 2 về bình thường của ông Ba
Đau tim, đột quỵ do... lười đánh răng
Bí quyết sạch mề đay, dịu ngay mẩn ngứa sau 4 ngày
Nhập viện nguy kịch sau khi dùng bát giác hơi chữa ung thư
Vì sao người trẻ ngày nay thường 'mong manh' hơn thế hệ trước?
Bệnh gút: Các giai đoạn tiến triển và cách điều trị
Những người giàu nhất thế giới chữa bệnh ở đâu?
Top các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
Sau nhiều ngày mưa lớn, kiểm tra ngay 4 vị trí trong nhà tránh rước bệnh vào người
Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới
Sai lầm trong điều trị khiến dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa bão lũ
Ứng dụng và sản phẩm tế bào có tiềm năng phát triển tại Việt Nam
Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu mới nhất 2024
Suy giảm thính lực - Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp
Giá tiêm vắc xin HPV là bao nhiêu, cần tiêm bao nhiêu mũi?
Xem thêm