Thứ ba, 30/04/2024 22:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 20/07/2021 06:50

Cần chuẩn bị gì, xử lý thế nào trước và sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19?

Tiêm vaccine phòng Covid-19 được coi là giải pháp hiệu quả nhất để phòng chống dịch. Để tiêm phòng vaccine hiệu quả người dân cần chú ý chuẩn bị một số vấn đề.

Những điều cần làm trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19

Khi đi tiêm chủng: Phải mang theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc Thẻ bảo hiểm y tế. Sổ khám bệnh, giấy ra viện, đơn thuốc, phiếu tiêm các vaccine khác... sử dụng trong thời gian gần đây (nếu có).

Trước khi đi tiêm chủng: Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử (SSKĐT) trên điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android hoặc iOS và khai báo thông tin cần thiết.

Đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 5K khi đi tiêm chủng. Ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm chủng. Chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin sức khỏe cá nhân. Tình trạng sức khỏe hiện tại như đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính (nếu có)...

Anh 4

Ảnh minh họa. TTXVN

Các bệnh mãn tính mắc phải hoặc đang điều trị (nếu có). Các thuốc, liệu trình điều trị đang hoặc đã sử dụng gần đây (nếu có). Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với bất kỳ tác nhân nào (nếu có).

Nếu là lần tiêm thứ 2, phải thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 lần trước (nếu có). Tình trạng nhiễm vi rút Sars-Cov-2 hoặc mắc COVID-19 (nếu có). Các vaccine tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua (nếu có). Có đang mang thai hoặc nuôi con bú (nếu là nữ trong độ tuổi sinh đẻ) nếu có.

Chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế loại vaccine phòng COVID-19 bạn được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo. Các dấu hiệu có thể xuất hiện sau tiêm chủng và cách xử lý. Xin số điện thoại của cán bộ y tế hoặc cơ sở y tế để liên hệ trong trường hợp cần thiết.

Những điều cần biết sau tiêm phòng vaccine COVID-19

Theo dõi sức khỏe bản thân sau khi tiêm chủng. Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau tiêm để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng.

Khi về nhà, nơi làm việc: Chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần sau tiêm. Bạn có thể gặp một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vaccine phòng COVID-19 như: Sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh; Đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau; Ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn...

Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho biết cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh COVID-19.

Anh 5

Ảnh minh họa. TTXVN

Ngoài ra, cũng sẽ có các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhưng hiếm gặp xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 như:

- Ở miệng: ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi...

- Ở da: phát ban, môi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da...

- Ở họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc...

- Đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng...

- Đường hô hấp: thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho...

- Toàn thân: mạch yếu, choáng/xây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp...

- Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên:

+ Sốt cao ≥ 390C

+ Sưng/đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội

+ Tăng huyết áp, tụt huyết áp hoặc kẹt huyết áp...

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Tuyệt đối không nên uống rượu, bia trước và sau khi tiêm vaccine

Tất cả loại vaccine phòng COVID-19 đều đã được thử nghiệm trên những người có chế độ ăn uống bình thường. Điều này có nghĩa là vaccine đã được chứng minh có hiệu quả mà không cần bất kỳ chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào. Tuy nhiên, người đi tiêm nên lưu ý một số điểm sau:

Bù nước cho cơ thể: Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hàng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vaccine COVID-19 gây ra.

Anh 6

Ảnh minh họa. Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người tiêm vaccine nên tránh uống rượu bia trước và sau khi tiêm chủng phòng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất nên kiêng uống rượu bia trong vòng một ngày hoặc lâu hơn sau khi tiêm chủng phòng ngừa.

Bên cạnh đó, rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn cho công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vaccine.

Ngoài ra, rượu bia được chứng minh là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Cụ thể, rượu có thể giúp người uống ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, đây là tác nhân gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Bảo Nam  
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Xem thêm