Thứ ba, 07/01/2025 10:09     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 04/08/2023 16:05

Chủ quan đau đầu âm ỉ, 3 ngày sau nhập viện vì đột quỵ

Bệnh nhân chóng mặt, đau đầu âm ỉ, cảm giác buồn nôn nhưng không đến bệnh viện. Ba ngày sau, anh đau đầu dữ dội được gia đình đưa đi cấp cứu.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, các bác sĩ tại đây vừa can thiệp nút phình mạch não bằng coil cho nam bệnh nhân 37 tuổi bị xuất huyết não do vỡ túi phình động mạch.

Bệnh nhân N.V.T (37 tuổi, trú tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) vào cấp cứu vì đau đầu dữ dội. Trước đó 3 ngày, anh T. bị chóng mặt, đau đầu âm ỉ, buồn nôn. Khi triệu chứng nặng hơn, anh T. được gia đình đưa vào bệnh viện. Anh T. có tiền sử khỏe mạnh, không có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp.

Tại đây, bác sĩ chỉ định chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình động mạch cảnh trong trái. Bệnh viện đã hội chẩn nhiều chuyên khoa và quyết định can thiệp nút mạch cầm máu khối phình bị vỡ nhằm ổn định tình trạng xuất huyết và tránh nguy cơ tái xuất huyết.

Sau can thiệp, anh T. tỉnh, không yếu liệt tay chân, còn đau đầu, nói chuyện và vận động nhẹ nhàng.

Empty

Bệnh nhân T. tỉnh táo, nói chuyện và vận động nhẹ nhàng sau can thiệp nút túi phình động mạch (Ảnh BVCC)

Bác sĩ chuyên khoa 2 Ngô Quang Chức - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết, trong 2 tháng qua, khoa đã can thiệp nút mạch cấp cứu cho khoảng 20 bệnh nhân đột quỵ não, đặc biệt có nhiều trường hợp khá trẻ như anh T.

Theo bác sĩ Chức, bệnh nhân T. đến viện khi có dấu hiệu khởi phát ba ngày, mất thời gian vàng điều trị đột quỵ nên sau can thiệp nút mạch, bệnh nhân còn đau đầu do di chứng của xuất huyết não. Anh T. cần tiếp tục theo dõi, điều trị để vùng não tổn thương ổn định trở lại.

Đa số người trẻ không nhận diện rõ dấu hiệu đột quỵ não

Bác sĩ Nguyễn Thị Thoa - Trưởng khoa Tim mạch (Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh) cũng cho biết: “Khoa cũng mới tiếp nhận một trường hợp nữ bệnh nhân 16 tuổi vào viện trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, chụp cắt lớp phát hiện xuất huyết não thất do vỡ dị dạng mạch máu não (AVM) đã được chuyển tuyến theo dõi điều trị”.

Theo bác sĩ Thoa, phần lớn những bệnh nhân trẻ thường chủ quan, không nhận diện rõ những dấu hiệu điển hình của đột quỵ cũng như không nghĩ rằng đột quỵ có thể xảy ra với mình, vì vậy khiến bệnh nhân nhập viện muộn và hệ lụy là mất đi cơ hội hồi phục trong giờ vàng.

“Chúng tôi đã từng tiếp nhận không ít bệnh nhân trẻ nhập viện chậm trễ nên việc điều trị hạn chế, khó cải thiện, để lại di chứng kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống về sau, thậm chí có trường hợp tử vong.

Vì vậy, việc xác định thời gian bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ là rất quan trọng, ảnh hưởng đến phác đồ của bác sĩ, bởi ở mỗi khung giờ sẽ được xử lý bằng phương pháp khác nhau để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Trong vòng 2-6 giờ đầu, bệnh nhân đột quỵ cần phải nhập viện càng sớm càng tốt để được đánh giá nhanh và có hướng điều trị kịp thời”, bác sĩ Thoa nhấn mạnh.

Empty

Nhiều người bệnh chủ quan, bỏ qua mất "thời gian vàng" điều trị đột quỵ (Ảnh: BVCC)

Bác sĩ Thoa cũng cho biết, trước đây, đột quỵ thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nhận định này hiện không còn chính xác vì số lượng bệnh nhân trẻ đột quỵ ngày càng gia tăng.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, trung bình mỗi năm tiếp nhận khoảng 100 ca đột quỵ não và số ca mắc có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó, bệnh nhân ở độ tuổi thanh thiếu niên và trung niên ngày càng nhiều, chiếm khoảng một phần ba tổng số các trường hợp đột quỵ.

Ngoài nguyên nhân đột quỵ não có thể do bệnh lý như người có dị dạng mạch máu não bẩm sinh hay có các bệnh lý về tim mạch thì tình trạng đột quỵ não trẻ hóa còn do các thói quen không lành mạnh.

Theo bác sĩ Thoa, các thói quen lối sống làm gia tăng nguy cơ đột quỹ nảo ở người trẻ như: hút thuốc lá, lười vận động, lạm dụng rượu bia, thức khuya... . Các thói quen này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, béo phì... Đây là những thói quen khiến người trẻ đến gần hơn với đột quỵ.

-->> Vì sao người Việt thuộc nhóm nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới?

Thúy Ngà  
Cầu thủ từng gặp chấn thương nặng vẫn trở lại thi đấu đỉnh cao
Bé gái 13 tháng tuổi nổi mẩn đỏ, nôn trớ sau khi uống sữa, đi khám phát hiện nguyên nhân bất ngờ
5 bước cơ bản không thể bỏ qua khi sơ cứu người bị gãy xương
Vì sao Nguyễn Xuân Son không mổ ở Thái Lan?
Bác sỹ nhận định thế nào về chấn thương của Nguyễn Xuân Son?
Bé trai nhập viện nguy kịch sau khi uống Oresol sai cách
'Hồi sinh' 12 cuộc đời nhờ bệnh nhân chết não
Cứu sống thai nhi 37 tuần tuổi bị vỡ ối sớm, suy thai cấp
3 bệnh viện tại Quảng Ninh được xếp cấp chuyên sâu
Sử dụng và bảo quản thuốc đã mở thế nào để không mất tác dụng?
Báo động tình trạng ngộ độc rượu gia tăng: Nhận biết và phòng tránh thế nào?
Chuyên gia nói gì về thông tin chữa đột quỵ bằng cách dùng máy sấy tóc làm ấm gáy?
Thực hư dụng cụ nấu bếp bằng nhựa đen gây ung thư
Nạn nhân vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội: Hít phải nhiều khí độc, tổn thương đường hô hấp nặng
Cô gái 25 tuổi nhiễm trùng, hoại tử sau 3 tháng nâng mũi tại spa gần nhà
Sức khỏe 4 nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội hiện như thế nào?
4 bất thường khi đi lại cảnh báo sa sút trí tuệ từ 10 năm trước
Từ vụ cháy quán cà phê: Làm thế nào để thoát hiểm khi cửa chính bị lửa bao trùm?
Nén nỗi đau mất cha, hiến giác mạc giúp người mù lòa thấy ánh sáng
Suy gan thận nhập viện sau khi ăn lá lộc mại chữa táo bón
Xem thêm