Thứ năm, 16/05/2024 17:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 05/09/2022 07:56

Chiếc bánh trung thu bằng gần 3 bát phở bò: Ăn thế nào để không tăng cân?

Ước tính, một chiếc bánh trung thu có năng lượng gấp 2 - 2,5 lần bát phở bò. Do đó, nếu không kiểm soát khi ăn bánh, không những đánh mất vóc dáng thon gọn mà còn gây hại tới sức khỏe.

Vì sao ăn bánh Trung thu lại tăng cân?

Bánh trung thu là món ăn không thể thiếu với nhiều gia đình trong dịp rằm tháng 7, tháng 8 âm lịch. Trải qua thời gian, bánh Trung thu hiện nay cũng có nhiều thay đổi và cải biến vô cùng đa dạng cả về kiểu dáng và chất lượng. Song, một chiếc bánh trung thu nhỏ nhắn lại chứa lượng calo "khủng". Viện Dinh dưỡng Quốc gia ước tính:

- Một chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170 g cung cấp 566 calo, gồm: 16,3g đạm, 6,6g lipid, 110,2g glucid.

- Một chiếc bánh dẻo đậu xanh một trứng khoảng 176g chứa 648 calo, năng lượng gấp 2-2,5 lần bát phở bò.

- Một chiếc bánh nướng 176g thập cẩm cung cấp 706 calo, gồm: 18g đạm, 31,5g lipid và 87,5g glucid.

- Một chiếc bánh nướng đậu xanh một trứng 176g cung cấp 648 calo, gồm: 19,5g protid, 27,5g lipid, 80,6g glucid.

Lượng bột đường của một chiếc bánh trung thu bằng 2-3 bát cơm (một bát cơm 258g), đường làm bánh chủ yếu ở dạng đường hấp thu nhanh gây tăng đường huyết nhanh.

1-9726-1660621896

Ban Xúc tiến Sức khỏe, Bộ Y tế Singapore - Singapore Health Promotion Board ước tính lượng calo của một chiếc bánh trung thu 188g với các món ăn thường ngày tại Singapore (Ảnh: Singapore Health Promotion Board)

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chế độ ăn của một người trưởng thành chỉ vào khoảng 2.000 calo/ngày, trong khi lượng calo của một chiếc bánh trung thu đã chiếm đến gần nửa số đó. Chính vì vậy, mà lo sợ tăng cân khi ăn bánh Trung thu là điều dễ hiểu ở nhiều người.

Cách ăn bánh Trung thu không lo bị tăng cân

Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bánh Trung thu rất ngọt và béo ngậy, do vậy nó cung cấp nhiều năng lượng.

Theo đó, năng lượng từ đường và chất béo với những trẻ nhẹ cân không quá nguy hiểm nhưng với trẻ thừa cân/béo phì và những người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng lại là một mối nguy cơ lớn tới sức khỏe.

Nếu ăn quá nhiều, trẻ thừa cân/béo phì hoặc trẻ rối loạn dung nạp glucse có thể gây ra tiểu đường. Với trẻ biếng ăn, khi ăn 1 miếng bánh vào lúc đói, đường huyết tăng lên sẽ làm trẻ mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính, và càng làm trẻ chán ăn, gây nên suy dinh dưỡng.

“Ăn bánh khó tiêu do nhiều chất béo, chất đạm động vật, chỉ cho trẻ ăn một miếng (1/8 chiếc bánh) sau bữa ăn là đủ. Bánh dẻo dễ dính vào răng gây sâu răng, khi trẻ ăn xong cần súc miệng ngay.

Với trẻ béo phì, nên giới hạn lượng bánh được ăn trong ngày, khẩu phần ăn trong ngày sẽ trừ bớt phần do bánh cung cấp.

Nếu ăn ½ bánh dẻo/bánh nướng thì trong ngày phải bớt đi khoảng 1 bát cơm và lượng thức ăn tương ứng, đồng thời tăng lượng rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa đường huyết tăng nhanh.

Nếu không giảm ăn thì cần đi bộ thêm 30 phút để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa”, BS Nguyễn Văn Tiến nhấn mạnh.

banh trung thu

Các loại bánh Trung thu thường chứa hàm lượng đường và tinh bột rất lớn, không nên ăn quá nhiều để tránh gây thừa cân béo phì (Ảnh minh họa)

Bổ sung thêm, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, do năng lượng “khủng” trong bánh Trung thu nên nếu ăn nhiều chỉ trong vòng 1-2 tuần sẽ tăng cân.

Để hạn chế tình trạng này, vị chuyên gia khuyến cáo cần phải cân đối lại khối lượng bánh trung thu mỗi lần ăn và tần suất ăn bánh trung thu. Theo đó, mỗi lần chỉ ăn 1/6 đến 1/8 hoặc cùng lắm là 1/4 chiếc bánh trung thu cỡ vừa.

Đồng thời, để giảm ngọt khi thưởng thức bánh nướng hay bánh dẻo, có thể ăn kèm với hoa quả có nhiều nước và chỉ số đường thấp.

“Khi ăn bánh trung thu, tôi thường ăn thêm quả dưa chuột. Cách ăn này giúp tôi giảm được ngọt trong bánh, cung cấp thêm chất xơ để không làm tăng đường máu”, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho hay.

Ngoài ra, để bảo đảm an toàn thực phẩm khi ăn bánh Trung thu, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm lưu ý một số vấn đề:

- Không ăn nhiều trong một lần, không ăn liên tục.

- Ăn bánh trung thu cần giảm khẩu phần các thực phẩm trong bữa ăn/món ăn khác.

- Nên chọn sản phẩm xa ngày hết hạn sử dụng.

- Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu sản xuất uy tín.

- Không nên sử dụng nếu thấy bánh có dấu hiệu hư hỏng như nấm mốc, mềm ướt.

Thúy Ngà  
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Xem thêm