Chủ nhật, 24/11/2024 06:59     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 20/08/2014 16:16

Chia sẻ về hạnh phúc đích thực của một bác sĩ bị ung thư (3)

Các em phải tự quyết định là sẽ chỉ phục vụ bản thân, hay tạo ra sự khác biệt cho cuộc đời người khác. Bởi lẽ, hạnh phúc đích thực thì không đến từ việc chỉ khư khư sống cho mình.

Giàu có, thành công và y đức, lương tâm (tiếp)

Để tôi kể cho các em nghe, trong những năm qua, chúng tôi đã nói xấu các đồng nghiệp cũng như “đối thủ” của mình mà không hề cảm thấy day dứt gì cả. Miễn là có thể dìm họ xuống để nâng mình lên là chúng tôi làm ngay. Đó là những gì xảy ra hiện nay, cả trong ngành y và những lĩnh vực khác.

Thử thách thứ nhất mà tôi dành cho các em là không được để đánh mất lương tâm mình. Tôi đã phải trả giá đắt cho điều ấy. Tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy.

Thứ hai, ngay khi bắt đầu hành nghề, tất cả chúng ta đều sẽ phải làm việc với rất nhiều bệnh nhân, cho dù là ở bệnh viên công hay phòng khám tư. Khi còn làm trong bệnh viện, nhìn thấy tập bệnh án cao ngất là tôi chỉ muốn làm cho xong càng nhanh càng tốt. Tôi chỉ muốn bệnh nhân mau mau chóng rời khỏi phòng khám của tôi, bởi vì còn biết bao người khác đang chờ. Thực tế là vậy. Với tôi đó chỉ là một công việc, một công việc lặp đi lặp lại hàng ngày mà thôi.

chia-se-ve-hanh-phuc-dich-thuc-cua-mot-bac-si-bi-ung-thu-3-giadinhonline.vn 1

Bác sĩ Richard Teo khi còn làm trong bệnh viện.

Liệu tôi có thật sự biết về cảm xúc của bệnh nhân mình khi ấy hay không? Sự sợ hãi, lo âu và tất cả, liệu tôi có thực sự cảm thông với những gì họ đang trải qua hay không? Không, mãi cho đến khi tôi rơi vào hoàn cảnh của họ, cũng có những cảm xúc và âu lo ấy.

Người bác sĩ phải đặt mình vào vị thế của bệnh nhân

Tôi nghĩ rằng đây là một trong những lỗi lầm lớn nhất trong xã hội của chúng ta. Bởi lẽ, chúng ta được huấn luyện để trở thành lương y, người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyện nghiệp cho người khác, nhưng chúng ta lại không thể cảm thông với họ. Tôi không đòi hỏi các em phải có liên hệ tình cảm trực tiếp với họ vì như vậy không chuyên nghiệp, nhưng liệu chúng ta có thật sự cố gắng để thấu hiểu những gì bệnh nhân phải trải qua, nỗi đau đớn và tất cả hay không?

Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vậy. Do đó, tôi thử thách các em hãy luôn đặt mình vào cương vị của bệnh nhân. Bởi vì những cơn đau, sự lo lắng, sợ hãi là rất thực với họ, mặc dù không thực đối với các em. Dẫu sao, hãy cố gắng để hiểu nó.

Ngay hiện giờ, tôi đang trong đợt hóa trị lần thứ 5. Tôi có thể nói rằng nó rất kinh khủng. Hóa trị là một trong những thứ mà các em thậm chí còn không muốn kẻ thù của mình phải trải qua – bởi vì nó đơn giản là hành xác, đau đớn, ói mửa. Một cảm giác khủng khiếp!

Và bây giờ, dù chỉ còn chút sức lực, tôi vẫn cố tìm đến các bệnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ phải đớn đau, chịu đựng như thế nào – dù rằng điều đó thật muộn màng và ít ỏi. Các em có cả tương lai xán lạn phía trước, với tất cả tài năng và nhiệt huyết, vì vậy tôi nghĩ thử thách này sẽ buộc các em phải vượt ra ngoài phạm vi bệnh nhân, để hiểu rằng ngoài kia còn có nhiều người đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn.

chia-se-ve-hanh-phuc-dich-thuc-cua-mot-bac-si-bi-ung-thu-3-giadinhonline.vn 2

Bác sĩ Richard Teo chụp ảnh cùng đồng nghiệp.

Hạnh phúc đích thực đến từ việc giúp đỡ người khác

Đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới khổ. Điều này không đúng, bởi vì những người nghèo thì lại biết chấp nhận và hài lòng với cuộc sống – do họ vốn dĩ đã không có quá nhiều thứ để mất. Các em nên biết rằng họ đều hạnh phúc hơn các em và tôi. Nhưng ngoài kia, cũng có những người đang phải chịu khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất,... Và họ “có thật”. Chúng ta lựa chọn làm lơ, hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ.

Vì thế, hãy nghĩ về những người ấy, ngay cả khi các em đã trở thành những bác sĩ, nha sĩ chuyên nghiệp. Các em hãy vươn bàn tay tới những người này, những người cần sự giúp đỡ. Những hành động của các em, dù bất kể là gì đều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ.

Giờ đây, tôi ở vị trí của người tiếp nhận sự giúp đỡ, nên tôi có thể hiểu cảm giác khi có người thực sự quan tâm đến mình, động viên mình.

Chỉ khi đối diện với cái chết, người ta mới biết cách sống sao cho đúng đắn

Tôi sẽ kết thúc buổi nói chuyện này bằng câu trích dẫn sau đây, từ một cuốn sách tên là “Những ngày Thứ Ba với Morris”. Có lẽ một vài người trong các em đã từng nghe qua. Đó là: “Mọi người đều biết rằng mình rồi sẽ có ngày sẽ chết, nhưng họ lại không chịu tin điều đó. Bởi vì nếu biết, chúng ta sẽ làm mọi thứ khác đi”.

Khi đối diện với cái chết, tôi phải trút bỏ hoàn toàn mọi thứ và chỉ tập tung vào những gì cần thiết nhất. Điều nực cười là có rất nhiều lúc, chỉ khi học được cách chấp nhận cái chết thì chúng ta mới ngộ ra mình nên sống như thế nào. Tôi biết điều này nghe thì thật mơ hồ, nhưng đó là sự thật, đó là những gì tôi đang trải qua.

Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống. Đừng để truyền thông bắt các em phải làm gì. Đó là điều đã xảy ra với tôi. Tôi đã làm theo và tưởng rằng như vậy là hạnh phúc.

Tôi hy vọng các em suy nghĩ về điều đó, sẽ tự quyết định cuộc đời của chính các em – không phải theo ý muốn của bất kỳ ai khác. Các em cũng phải tự quyết định là sẽ phục vụ bản thân, hay tạo ra sự khác biệt cho cuộc đời người khác. Bởi vì hạnh phúc đích thực không đến từ việc chỉ khư khư sống cho mình. Tôi đã từng nghĩ thế, nhưng sự thật thì không phải thế.

Lam Lan (dịch từ video trên Youtube)

Tags:
Cuộc sống 9 hộ gia đình 'mắc kẹt' nơi nghĩa trang: Ngày nghe kèn, đêm tiếng thầy cúng
7 năm chống chọi ung thư, đau đáu một điều mong con được học hành khôn lớn
Vợ mất do ung thư, con TNGT, bố mắc bệnh hiểm nghèo nguy cơ đột tử
Thanh Hoá: Gần 100 hộ gia đình thị xã khốn khổ vì đường điện tự làm từ 20 năm trước
Ông nội cắm sổ đỏ cứu cháu mắc bệnh tim hiểm nghèo
Khám chữa bệnh BHYT được chi trả như thế nào từ ngày 1/7?
Những trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân từ 01/07/2024
Mẹ già bán nhà giữ sinh mạng con trai bị điện giật nguy kịch
Hàng xóm góp gạo, củi khô lo hậu sự cho nạn nhân vụ cháy nhà ở Trung Kính - Hà Nội
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm