Thứ hai, 20/05/2024 08:02
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 29/07/2014 16:27

Cạnh tranh "cá lớn nuốt cá bé" của Công ty Ánh Dương dưới góc nhìn luật sư

Luật sư Lê Thành Vinh cho rằng, việc áp đặt điều kiện về hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng của Công ty Ánh Dương với đối tác đã làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của các khách sạn, hạn chế sự cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh dịch vụ tours, làm hạn chế quyền lựa chọn của những người tiêu dùng.

“Ánh Dương đã ngăn cản các công ty du lịch khác gia nhập thị trường cạnh tranh với họ”

Như tin đã phản ánh, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đang điều tra hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, cạnh tranh không lành mạnh đối với Công ty TNHH Sản xuất – Thương Mại – Dịch vụ - Xuất Nhập khẩu Ánh Dương.

Theo cáo buộc, công ty Ánh Dương đã áp đặt điều kiện về hạn chế cạnh tranh trong các “Hợp đồng cung cấp phòng” được ký giữa công ty này với các doanh nghiệp khách sạn khu vực thành phố Nha Trang.

Cụ thể, trong các các hợp đồng giữa Ánh Dương và đối tác đều có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh với nội dung: “Bên A (các khách sạn) chỉ có quyền xác nhận các booking cho du khách Nga, Ucraine, và các nước trong khối CIS bay bằng chuyên cơ đến Cam Ranh của bên B (Công ty Ánh Dương) mà thôi (ngoại trừ các booking online)”.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nêu trên của Công ty Ánh Dương được thực hiện trong điều kiện công ty này phối hợp cùng công ty PGS International – gọi tắt là công ty Pegas, quốc tịch Vương quốc Anh - đang có vị trí thống lĩnh thị trường.

canh-tranh-quotca-lon-nuot-ca-bequot-cua-cong-ty-anh-duong-duoi-goc-nhin-luat-su-giadinhonline.vn 1

Áp đặt điều kiện về hạn chế cạnh tranh sẽ làm hạn chế sự cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh dịch vụ tours và hạn chế quyền lựa chọn của những người tiêu dùng. (Ảnh minh họa)

Ngoài nội dung thoả thuận hạn chế cạnh tranh, “Hợp đồng cung cấp phòng” còn có nội dung: “Khách sạn không giới thiệu, không bán và không cho phép những người khác và các đại lý du lịch vào giới thiệu và bán “Optiona Tour” cho khách của Ánh Dương, việc bán các Tours này là do các hướng dẫn viên của Ánh Dương – Pegas đảm nhiệm”.

Được biết, bên cạnh 40 hợp đồng công ty Ánh Dương ký với các khách sạn, công ty Pegas còn ký 8 hợp đồng trực tiếp với 8 doanh nghiệp khách sạn, trong nội dung 8 hợp đồng này đều có điều khoản thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tương tự như hợp đồng Công ty Ánh Dương ký với 40 doanh nghiệp khách sạn khác.

Trao đổi với báo điện tử Gia đình Việt Nam (giadinhvn.vn) về những cáo buộc nói trên, Luật sư Lê Thành Vinh - Phó tổng giám đốc Công ty luật SMIC cho hay: “Theo thông tin mà tôi nắm được thì ngoài các điều khoản hạn chế cạnh tranh nói trên, các hợp đồng ký giữa Công ty Ánh Dương và khách sạn còn có điều khoản quy định nghĩa vụ của khách sạn trong việc công bố giá phòng trên mạng cao hơn giá phòng ký trong hợp đồng”.

Cũng theo Luật sư Lê Thành Vinh, việc Công ty Ánh Dương ký kết hợp đồng trong đó có các điều khoản trên đã không phù hợp với các quy định của Luật Cạnh tranh 2004.

“Khoản 5 Điều 13 Luật này cấm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường “Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng”. Khoản 6 Điều 13 này cấm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi “Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới”, Luật sư Lê Thành Vinh nói.

Theo Luật sư Vinh, bằng việc buộc các khách sạn ký kết hợp đồng cho thuê phòng với mình điều kiện hạn chế không cho khách sạn bán các “option tours” cho khách của Công ty Ánh Dương nghỉ tại khách sạn, cũng như buộc phải công bố giá cao hơn giá trong hợp đồng, Công ty Ánh Dương đã áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng cũng như buộc chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng (ở đây là dịch vụ thuê phòng, không liên quan gì đến bán tours).

Việc áp đặt này làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của các khách sạn, hạn chế sự cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh dịch vụ tours, làm hạn chế quyền lựa chọn của những người tiêu dùng (tức khách du lịch), và hậu quả là có thể làm tăng giá các gói tours này cho du khách.

Luật sư Lê Thành Vinh khẳng định: “Với việc buộc các khách sạn chấp nhận điều khoản “chỉ có quyền xác nhận các “booking” cho du khách Nga, Ucraine, và các nước trong khối CIS bay bằng máy bay thuê bao trọn gói đến Cam Ranh của Bên B (Ánh Dương – Pegas).

Công ty Ánh Dương đã yêu cầu khách sạn không giao dịch với các công ty kinh doanh dịch vụ tổ chức du lịch khác, do vậy đã ngăn cản các công ty này gia nhập thị trường cạnh tranh với Công ty Ánh Dương”.

Theo những phân tích nói trên thì rõ ràng hành vi của Công ty Ánh Dương là trái quy định và cần có những biện pháp xử lý. Theo Luật sư Lê Thành Vinh, các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh nói trên của Công ty Ánh Dương đã làm hạn chế đáng kể sự cạnh tranh trên thị trường, giảm động lực sáng tạo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

“Khoản 1 Điều 118 Luật Cạnh tranh 2004 quy định hình thức xử phạt tiền đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh lên tới 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm”, Luật sư Vinh nói về quy định xử phạt.

Vì sao Công ty Ánh Dương không chịu bỏ điều khoản có tính hạn chế?

Liên quan đến vụ việc của Công ty Ánh Dương, trong khi Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đang điều tra làm rõ sai phạm tại công ty này thì Báo Du lịch đã đăng 2 bài viết mang tính "thanh minh" cho Ánh Dương.

Chia sẻ về việc báo của ngành Du lịch “nhiệt tình” lên tiếng bênh vực Công ty Ánh Dương, Luật sư Nguyễn Thành Vinh cho rằng, chính sách và pháp luật cạnh tranh của Việt Nam đã rất rõ ràng. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh tế, sự sáng tạo, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Mọi sự hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh cần phải được khơi thông và xử lý kịp thời.

Việc Cục Quản lý cạnh tranh đã chấp nhận Đơn khiếu nại của Công ty Abtours và tổ chức điều tra cho thấy Cơ quan này đang thấy dấu hiệu vi phạm và vào cuộc thực thi nhiệm vụ của mình nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ cạnh tranh đó.

“Là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Du lịch, tôi cho rằng Báo Du lịch cần đăng tải các thông tin theo hướng ủng hộ mục tiêu nói trên”, Luật sư Vinh phát biểu.

Trước đó, phát biểu trên Báo Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Công ty Ánh Dương, bà Hoàng Thị Phong Thu cho rằng: “Công ty chúng tôi không thể là đối tượng để xem xét về vấn đề độc quyền, bởi vì chúng tôi không độc quyền khách du lịch Nga trong những khu nghỉ mát của Việt Nam… Chúng tôi không ép buộc bất cứ ai để hợp tác. Tất cả các thỏa thuận với các khách sạn và doanh nghiệp dịch vụ phục vụ cho khách du lịch đạt được trên cơ sở tự nguyện và đôi bên cùng có lợi”.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, phát biểu của bà Hoàng Thị Phong Thu ở thời điểm hiện tại được cho là sẽ tạo nên nhiều bất ổn.

Dưới góc nhìn của một luật sư, đánh giá về phát biểu của bà Hoàng Thị Phong Thu, ông Lê Thành Vinh cho rằng: “Luật Cạnh tranh không những cấm doanh nghiệp có vị trí độc quyền mà cấm cả những doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thôi, tức chỉ cần chiếm 30% thị phần trên thị trường liên quan, thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí của mình gây hạn chế cạnh tranh. Do vậy, việc Bà Thu cho rằng mình không độc quyền nên không thuộc đối tượng xem xét là chưa phù hợp”.

Theo Phó tổng giám đốc SMIC, việc hai doanh nghiệp ký hợp đồng với nhau không có nghĩa là họ tự nguyện hay không có sự áp đặt. Ví dụ khách sạn có thể đã lo ngại rằng nếu họ không chấp nhận những điều khoản hạn chế quyền tự do quyết định của họ để ký được hợp đồng với Công ty Ánh Dương thì họ có thể sẽ không có đủ khách thuê phòng của họ.

“Câu hỏi dành cho bà Thu là tại sao Công ty Ánh Dương không chịu bỏ đi điều khoản có tính hạn chế đó đi để các khách sạn được tự do lựa chọn đặt phòng của bất kỳ công ty du lịch nào khác, miễn rằng khách sạn vẫn đảm bảo phòng cho khách của Ánh Dương như đúng cam kết của các bên trong Hợp đồng đã ký.

Tương tự, tại sao Công ty Ánh Dương không chịu bỏ đi điều khoản mà họ đã bắt khách sạn chấp nhận để cho phép khách sạn được tự mình bán tours hoặc cho công ty khác vào bán tours cho khách ở khách sạn để tăng thêm sự lựa chọn cho các du khách”, Luật sư Lê Thành Vinh nhấn mạnh.

Tuấn Khanh

Tags:
  • Tin liên quan
Đoàn thanh niên Cục Biển và Hải đảo Việt Nam ra quân làm sạch biển
Một khách hàng trúng vé xem Olympic Games Paris 2024
Nhờ cơ chế đặc thù, Đà Nẵng sẽ bật lên “như chiếc lò xo”
Đa sắc tại 'Chiến dịch là tôi, dưới lớp lụa'
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu Bac A Bank phát hành ra công chúng lần 2 – đợt 1
Bật mí thiết kế nhà hát sức chứa 10.000 người sắp hiện diện tại Vinhomes Ocean Park 2
Meey Land cung cấp giải pháp công nghệ BĐS cho Meey CRM
Trời nắng nóng, làm gì để tránh nổ lốp ô tô?
Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập
Vietcombank cảnh báo các hành vi có dấu hiệu lừa đào, chiếm đoạt tài sản
Nhiều vé máy bay giá hấp dẫn cho kỳ nghỉ hè
“Vây cá mập” trên nóc ô tô dùng để làm gì?
TCI cùng 9 cổ phiếu Việt Nam vào MSCI Frontier Markets Small Cap Index
Hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill - Hoa Kỳ chinh phục Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc Tháp tài chính 108 tầng
Toyota Hilux phiên bản nâng cấp 2024 – “Uy mãnh chinh phục”
“Độc lạ' menu bữa tiệc của hai ngôi sao Michelin chỉ có 14 người được thưởng thức tại Capella Hanoi
SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking
Nestlé áp dụng nông nghiệp tái sinh, tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính
4 đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới đưa giải pháp về Tháp Tài chính 108 tầng
Vì sao nhiều người thường quấn khăn ướt vào tay nắm khi sạc xe điện?
Xem thêm