Thứ hai, 05/05/2025 06:05     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 21/12/2023 05:00

Cẩn trọng 6 bệnh nguy hiểm khi tay chân lạnh cóng vào mùa đông

Mùa đông, có những người thường xuyên gặp tình trạng chân tay tê cóng mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Rất nhiều người cho rằng chân tay lạnh trong mùa đông là điều hết sức bình thường. Điều này đúng nếu như sau khi được sưởi, ủ ấm mà tay chân ấm trở lại. Mặt khác, trong trường hợp tay chân luôn lạnh cóng dù đã cố gắng giữ ấm đến đâu thì cần cẩn trọng bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tay chân lạnh

Thiếu sắt

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến chân tay lạnh là do cơ thể bị thiếu chất, đặc biệt là khi thiếu sắt. Máu cần rất nhiều chất sắt để mang oxy đi khắp cơ thể. Nếu không có đủ sắt trong máu, cơ thể sẽ chuyển oxy đến não và tim trước, đồng thời một số mao mạch hoặc dây thần kinh ngoại vi trên bề mặt cơ thể sẽ không có đủ oxy, dẫn đến lưu thông máu kém và chân tay lạnh.

Hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Thậm chí nhiều người còn bị tê buốt hay châm chích khó chịu, đau đớn.

chan-tay-lanh-1579172334721430179186

Ảnh minh họa.

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh dẫn đến số lượng ca tử vong cao nhất thế giới. Trong số này, bệnh tim mạch vành là một trong những bệnh nguy hiểm nhất xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho tim bị chặn hoặc bị gián đoạn do sự tích tụ các chất béo trong động mạch vành.

Theo Mayo Clinic của Hoa Kỳ, lạnh tay chân là một trong những triệu chứng như vậy. Theo đó, "đau, tê, yếu hoặc lạnh ở chân hoặc tay" là dấu hiệu của bệnh tim mạch vành, "nếu các mạch máu ở những vùng cơ thể đó bị thu hẹp".

Nếu tình trạng chân tay lạnh ngắt đi kèm với các triệu chứng như đau ngực, tức ngực và khó chịu ở ngực (đau thắt ngực); hụt hơi; đau ở cổ, hàm, họng, vùng bụng trên hoặc lưng thậm chí ngất xỉu, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Bệnh Lupus

Căn bệnh này có tác động nhất định tới các mạch máu nhỏ trong da của bàn tay và bàn chân. Điều này làm cản trở sự di chuyển máu bình thường. Kết quả là bàn tay, bàn chân bị lạnh hoặc ra mồ hôi.

Suy giáp

Tuyến giáp là tuyến nhiệt chủ yếu trong cơ thể con người. Khi bị suy giáp, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi, tóc rụng nhiều, trí nhớ giảm sút và chân tay dễ bị lạnh vào mùa đông.

chan-tay-lanh-1

Ảnh minh họa.

Huyết áp thấp

Những người khỏe mạnh nhưng có huyết áp thấp thường tập trung dòng máu vào phần thân mình, khiến các đầu ngón tay, chân bị lạnh.

Căng thẳng quá mức

Căng thẳng quá mức cũng là nguyên nhân khiến chân tay lạnh. Cơ thể của người thường xuyên lo lắng có một phản ứng khá tự nhiên là sản xuất ra hormon adrenaline, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể. Từ đó, dẫn đến hiện tượng bị tắc nghẽn mạch, không đủ nuôi dưỡng tế bào trên cơ thể, đặc biệt là ở phần tay và chân.

Đái tháo đường

Người bị tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao. Điều này khiến mạch mạch bị thu hẹp, giảm lượng máu cung cấp đến các tế bào.

Không chỉ bị lạnh chân, người bệnh còn có các triệu chứng khác như ngứa ran hoặc có cảm giác như bị kim châm, tê hoặc đau rát ở bàn chân và các ngón chân.

Cách khắc phục chứng chân tay lạnh vào mùa đông

Trong điều kiện lạnh giá thì việc giữ ấm bàn chân, bàn tay là quan trọng. Một số người có thể có bàn chân, bàn tay lạnh hơn bình thường mà không có bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Việc cần làm duy nhất để bảo vệ chúng là giữ ấm.

Ngâm chân tay vào nước ấm

Nước ấm (40 độ C), vài lát gừng tươi, thêm một chút muối và ngâm trong khoảng 20 phút, kết hợp với mát-xa chân tay sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm tình trạng lạnh tay chân.

ngam-chan-bang-nuoc-nong-0

Ảnh minh họa.

Tập thể dục

Việc tập thể dục đều đặn sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất, giúp máu lưu thông tốt hơn đến các chi. Nhờ đó mà bàn tay và chân sẽ không bị lạnh. Đồng thời việc tập luyện còn giúp duy trì một sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái để học tập.

Nếu ngại ra ngoài trong thời tiết lạnh có thể tập luyện ngay trong nhà bằng cách leo cầu thang, đi bộ quanh nhà hoặc tập các bài tập.

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung vitamin B1, B2, B12 và những thực phẩm nhiều calo, chất béo, chất sắt để cung cấp nhiều năng lượng sẽ giúp sản sinh nhiệt lượng sưởi ấm cho cơ thể.

Lựa chọn trang phục phù hợp

Để giữ ấm cho tay chân, cần đội mũ, đeo găng tay, đi tất, mặc quần áo ấm trong thời tiết lạnh. Đặc biệt là đối với trẻ em, cần hướng dẫn chúng cách mặc quần áo ấm, đeo găng tay và mang tất khi cảm thấy lạnh.

-> 4 thói quen mùa đông tưởng tốt nhưng thực chất hại con

Phương Anh (Theo Healthline)  
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Bé 7 tháng tuổi bị viêm phổi, suy hô hấp cấp do sởi biến chứng
Vinmec được công nhận là Trung tâm xuất sắc về Dị ứng - Miễn dịch nhờ góp phần chuẩn hóa và nâng cao năng lực toàn ngành
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
Biến chứng nhập viện sau khi bôi dầu gió chữa Zona
Cứu sống sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sau khi mổ lấy thai
Cô gái 18 tuổi mang khối u buồng trứng chiếm gần hết khoang bụng
Báo động bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng bệnh với nhóm nguy cơ cao
Cụ ông 68 tuổi bị nhiễm trùng gây khuyết vùng trán
Ngực to bất thường, đi khám phát hiện khối u to gần một gang tay
Đột quỵ nguy kịch do lạm dụng thuốc tránh thai
Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025
Trẻ sơ sinh nằm gối được không?
Giải pháp điều trị mỡ máu tiên tiến hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam
Kết hôn nửa năm không có bầu, đi khám bất ngờ phát hiện gen chuyển hóa hiếm gặp
Xem thêm