Thứ năm, 09/05/2024 03:09
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 24/08/2020 11:04

Cách nhận biết thủ đoạn và biện pháp phòng tránh trẻ em bị bắt cóc

Trung tá Đào Trung Hiếu - Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an) cho biết, hành vi bắt cóc trẻ em có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất kỳ gia đình nào....

Thủ đoạn của những kẻ bắt cóc trẻ em

Lực lượng công an vừa tiến hành giải cứu thành công bé trai 2 tuổi bị bắt cóc tại Công viên Nguyễn Văn Cừ (phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh) và tiến hành tạm giữ một nghi phạm liên quan.

Sự việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đổi với nhiều gia đình về việc cần phải chú ý giữ an toàn cho con em mình tại các địa điểm công cộng.

Đặc biệt, việc nhận diện thủ đoạn và các biện pháp phòng tránh con em trở thành nạn nhân của tội phạm bắt cóc trẻ em đang được nhiều bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm.

Chuyen-gia01

Trung tá Đào Trung Hiếu - Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an).

>>>Cháu bé 2 tuổi bị bắt cóc ở Bắc Ninh được giải cứu thế nào?

Trao đổi với PV về vấn đề này, Trung tá Đào Trung Hiếu - Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an) nhận định tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em để tống tiền cha mẹ đang diễn biến hết sức nguy hiểm và khó lường tại Việt Nam, với sự gia tăng nhanh chóng về số vụ, cùng thủ đoạn gây án tinh vi, tính chất ngày càng táo tợn, liều lĩnh.

"Bắt cóc trẻ em (người chưa đủ 16 tuổi) là việc bắt trẻ làm con tin. Kẻ bắt cóc lấy sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của trẻ để mặc cả, uy hiếp tinh thần, tạo áp lực lên gia đình nạn nhân, buộc họ phải đưa tài sản hoặc trả nợ… thì mới thả người", Trung tá Đào Trung Hiếu lý giải.

Chuyên gia tội phạm học này cho biết, những thủ đoạn của tội phạm bắt cóc trẻ em hiện nay rất đa dạng.

Bọn tội phạm có thể sử dụng những thủ đoạn như phát hiện trẻ chơi một mình ngoài đường, hay đi cùng bố mẹ ra nơi công cộng (siêu thị, trường học, bệnh viện…) nhưng thoát ly người lớn (chạy lăng xăng), đối tượng tìm cách tiếp cận, bắt quen rồi dùng những thứ hấp dẫn trẻ nhỏ như bánh kẹo, sách truyện, đồ chơi để câu nhử, dụ dỗ trẻ em đi theo chúng.

Giả danh người nhà của trẻ, hoặc là người được bố mẹ trẻ nhờ đón, để lừa giáo viên, lừa các cháu học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở… để đưa đi.

Bat-coc01

Cháu bé 2 tuổi ở Bắc Ninh bị đối tượng tiếp cận bắt cóc khi đi chơi tại công viên.

Lợi dụng quan hệ quen biết hoặc lòng tốt của người dân, đối tượng tạo hoàn cảnh khó khăn để xin ngủ nhờ, rồi nhân lúc người nhà đang say giấc, chúng ra tay bắt cóc hoặc cướp luôn đứa trẻ rồi tẩu thoát.

Kết bạn với trẻ qua mạng xã hội như Facebook, Zalo… rồi rủ rê đi chơi, thăm quan, xem phim với chúng để bắt cóc, chiếm đoạt...

Tội phạm bắt cóc trẻ em thường tập trung vào số đối tượng lưu manh, có tiền án, tiền sự, nghiện hút ma túy, không có công ăn việc làm, thua nợ bóng đá, lô đề, cờ bạc.

Các đối tượng phạm tội chuyên nghiệp sẽ hoạt động theo băng nhóm, có từ hai người trở lên. Trước khi gây án, tội phạm xác định mục tiêu, nghiên cứu, thăm dò quy luật sinh hoạt của các thành viên trong gia đình nạn nhân, nhận mặt trẻ, theo dõi hành trình di chuyển…

Với những vụ mang tính chất cơ hội, nhất thời bột phát, tội phạm khi thấy điều kiện thuận lợi (trẻ đi một mình ngoài đường, không có người lớn trông nom) sẽ tiếp cận, dụ dỗ, lừa gạt hoặc dùng vũ lực khống chế rồi chở đi.

Dù trường hợp nào, hậu quả từ hành vi bắt cóc trẻ em thường rất nặng nề. Việc trực tiếp xâm hại hoặc đe dọa đến tính mạng sẽ gây tổn hại về thể chất, tâm lý của trẻ, những di chứng này có thể kéo dài trong suốt cuộc đời nạn nhân.

Không những vậy, hành vi này còn gây sợ hãi, đau khổ, xâm hại tài sản của gia đình trẻ; gây hoang mang, rúng động dư luận xã hội, tạo ra tâm lý bất an cho số đông…

Phòng tránh trẻ em bị bắt cóc bằng cách nào?

Là chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về các loại tội phạm, Trung tá Đào Trung Hiếu cho rằng, qua những vụ án bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em đã xảy ra, có thể thấy tội phạm này có những đặc điểm phổ biến.

"Hành vi bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất kỳ gia đình nào, với trẻ em ở mọi lứa tuổi. Đối tượng gây án là bất kỳ ai, có thể là bạn bè, người thân của gia đình nạn nhân, người hiếm con...", Trung tá Đào Trung Hiếu chia sẻ.

Để bảo vệ trẻ nhỏ không trở thành nạn nhân của loại tội phạm này, Trung tá Đào Trung Hiếu - Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an) cho biết, cách tốt nhất là phải giáo dục kỹ năng cho trẻ vì cha mẹ và người thân không phải lúc nào cũng ở bên để bảo vệ, trông coi trẻ.

Bat-coc0

Cần giáo dục trẻ không được nói chuyện, đi theo hoặc nhận đồ vật như bánh kẹo, đồ chơi… của người lạ mặt (Ảnh minh họa)

Cụ thể, cần xây dựng các tình huống tốt - xấu giả định, từ đó dạy cách ứng xử và rèn luyện thường xuyên để trẻ nhỏ hình thành lên những kỹ năng đối phó trước nguy cơ bị bắt cóc, là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh hãy nói với trẻ về nạn bắt cóc và hậu quả của nó theo một cách dễ hiểu nhất; tạo cho trẻ ấn tượng rằng cần phải cảnh giác trước những gì không bình thường xảy ra với mình.

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng cần được dạy để nhận biết “những người lạ có thể tin tưởng”, gồm: thầy cô giáo, chú công an, chú bộ đội, bác bảo vệ cơ quan… để khi gặp tình huống nguy hiểm trẻ có thể trông cậy, nhờ vả.

Cùng với đó, cha mẹ cần dạy trẻ thuộc lòng họ tên, số điện thoại của cha mẹ, địa chỉ nhà của mình, nghề nghiệp của bố mẹ, nhưng phải giữ bí mật những thông tin này và chỉ nói với “những người lạ có thể tin tưởng”.

Bat-coc00

Nguyễn Thị Thu - nghi phạm bắt cóc trẻ em tại Bắc Ninh gây chú ý trong những ngày qua (Ảnh: CA)

"Cần giáo dục trẻ không được nói chuyện, đi theo hoặc nhận đồ vật (bánh kẹo, đồ chơi…) của người lạ mặt. Nếu có ai đó không quen biết mà lân la tiếp cận, tìm cách hỏi chuyện, cho quà, phải chạy trốn ngay lập tức và kể lại sự việc cho cha mẹ. Nếu bị người lạ kéo, dắt, lôi đi thì phải kêu gào, khóc thật to để gây sự chú ý cho những người xung quanh", Trung tá Đào Trung Hiếu nói.

Với trẻ trẻ sơ sinh hoặc dưới 6 tuổi, cha mẹ nên trông trẻ cẩn thận, tránh để trẻ tự ý ra ngoài mà không có sự giám sát của người thân. Những kẻ bắt cóc thường nhắm mục tiêu khi trẻ đi một mình.

Trung tá Đào Trung Hiếu - Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an) cũng khuyến cáo, phụ huynh cần tuyệt đối không nên đưa lên mạng xã hội (Facebook, Zalo…) những thông tin cá nhân của trẻ, địa chỉ cụ thể nơi con học, hay những hình ảnh có tính chất khoe khoang sự giàu có, khá giả của gia đình bởi có thể trở thành "con mồi" của loại tội phạm này.

Video: Toàn cảnh giái cứu cháu bé bị bắt cóc tại Bắc Ninh (Nguồn: CA Bắc Ninh)

H. Nam  
Cô gái Lào 'hồi sinh' trên giường bệnh viện Bạch Mai
Nhập viện nguy kịch do dùng thuốc tự kê đơn
Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bật điều hòa trước hay sau khi đóng cửa?
Chuyện rơi nước mắt sau ngôi mộ 2 chị em người Trung Quốc trôi dạt vào biển Hà Tĩnh
Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10
Tài xế và thức uống bổ sung năng lượng luôn đồng hành trong mỗi chuyến đi
Đoàn cấp cao IPPF làm việc với Hội KHHGĐ Việt Nam về dự án chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Dùng xe cút kít vận chuyển gần 12.000kg lương thực tiếp tế chiến dịch Điện Biên Phủ
Bỏ chứng khoán đầu tư... đồng hồ Rolex
Chia sẻ yêu thương và tri ân cựu chiến binh Điện Biên Phủ
Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Trải nghiệm mô phỏng môi trường học thực tế tại New Zealand
Những khoảnh khắc đáng nhớ tại Giải Golf Lương Văn Can
'Đêm thương hội' trao giải Giải Golf Lương Văn Can: Nhiều giá trị để lại
Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ rộng hơn 3.200m2
Can thiệp kịp thời cứu sống bệnh nhân có khối u hiếm gặp
Sút cân, nuốt vướng, cụ ông 67 tuổi không ngờ mình mắc bệnh hiểm
Công việc nhàm chán gây mất 37% trí nhớ sau tuổi 70
Chán cảnh nghỉ lễ dài ngày rồi lại làm bù
Xem thêm