Thứ năm, 25/04/2024 20:18
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 25/10/2022 16:15

Bộ trưởng Tài chính: Trái phiếu doanh nghiệp là thị trường tiềm năng

Theo Bộ trưởng Bộ tài chính Hồ Đức Phớc, với nền kinh tế vĩ mô phát triển, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước vẫn là một thị trường đầy tiềm năng.

Kinh tế vĩ mô Việt Nam đang được đánh giá là điểm sáng của kinh tế khu vực và thế giới, trong bối cảnh nhiều nền kinh tế đang phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục, đồng nội tệ mất giá lớn so với đồng USD và nguy cơ suy thoái kinh tế hiện hữu. Năm 2022, Việt Nam được nhiều tổ chức dự báo sẽ đạt tăng trưởng GDP trên 8%, là một mức tăng trưởng hiếm trong không gian kinh tế toàn cầu vẫn còn vá víu lại tình trạng chuỗi đứt gãy cung ứng, căng thẳng giá năng lượng hàng hóa và chiến sự Nga-Ukraine.

phoc

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Bệ đỡ cho nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trở thành điểm sáng, và được đặt kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng dài hạn, không chỉ ở vĩ mô ổn định, sự thận trọng và linh hoạt phối hợp tích cực trong điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa, mà còn đến việc giữ được lực cầu tạo ra bởi cỗ xe tam mã: Đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng. Bên cạnh đó, thị trường vốn cũng đã và đang góp phần đáp ứng được nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư để tiến tới tăng trưởng của doanh nghiệp.

Báo cáo của IMF nhấn mạnh tăng trưởng GDP thực của Việt Nam được dự báo ở mức 7%, cao nhất trong Nhóm 5 nền kinh tế mới nổi khu vực Đông Nam Á (ASEAN 5). Một trong các động lực cho tăng trưởng kinh tế chính là sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Trên thị trường vốn, theo báo cáo Giám sát thị trường vốn của ADB, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ Việt Nam tính đến quý II/2022 tăng 8,1% so với quý trước, lên tới 99,5 tỷ USD. Tốc độ tăng nhanh hơn này là nhờ cả phân khúc thị trường trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp. Tổng thị trường trái phiếu Việt Nam đã tăng so với cùng kỳ năm trước. Trái phiếu chính phủ tăng 7,4% so với quý trước, đạt khoảng 69,8 tỷ USD, chủ yếu nhờ gia tăng tín phiếu ngân hàng nhà nước. Trái phiếu doanh nghiệp chỉ tăng 9,5% so với quý trước lên mức 30 tỷ USD.

Chuyên gia kinh tế của ADB nhận định, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển. Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng của thị trường khá cao rất, nhưng nền tảng cơ sở lại chưa kịp đáp ứng. Điều đó đồng nghĩa rằng với sự ra đời của hành lang pháp lý góp phần củng cố và phát triển nền tảng cơ sở hạ tầng, nền kinh tế Việt Nam, được ví như “con hổ mới châu Á” - theo tờ Agefi của Thụy Sĩ, sẽ trỗi dậy và ngày càng có vai trò trong khu vực.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Nghị định 65 được ban hành đã hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc FiinRatings cho rằng thị trường đang thẩm thấu chính sách và mặt khác, hiện rất nhiều doanh nghiệp đang đáp ứng tốt nghĩa vụ nợ, đảm bảo thanh khoản, quyền lợi cho nhà đầu tư, uy tín trên thị trường.

“Thị trường trái phiếu năm 2018-2019 phát triển mạnh Năm nay lượng phát hành trái phiếu giảm khoảng 15%, riêng bất động sản giảm 35%. Tuy nhiên nhìn chung quy mô thị trường trái phiếu còn nhỏ. Nếu tính doanh nghiệp niêm yết phát hành tương đương 8% GDP, tính cả doanh nghiệp không niêm yết là 15% GDP, con số nhỏ so với Thái Lan, Trung Quốc, đạt 25-36% -44% GDP. Do đó tiềm năng để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam còn rất lớn và khi có những biến động trên thị trường chứng khoán, bất động sản thì nhà đầu tư thường chuyển sang kênh gửi tiết kiệm hoặc đầu tư trái phiếu” - TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, cho biết.

Trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung đang được dư luận xã hội quan tâm, như các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán, ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ đến vấn đề nợ công của Việt Nam mới đây, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng khẳng định, việc đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư vẫn đang được thực hiện một cách nghiêm túc và Bộ Tài chính sẽ tích cực giám sát, đảm bảo minh bạch của thị trường.

“Vừa qua, một số doanh nghiệp chứng khoán vi phạm đã bị xử lý pháp luật để đảm bảo lành mạnh thị trường , song việc đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư vẫn được thực hiện một cách nghiêm túc. Theo đó, các công ty phát hành đều cam kết sẽ trả đúng hạn những trái phiếu đến hạn trả nợ. Bộ Tài chính sẽ tích cực giám sát để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư,” Bộ Trưởng Hồ Đức Phớc cho biết.

Theo VOV  
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm
Ngân hàng Bắc Á lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp
Tỷ lệ CASA MSB nằm trong nhóm đầu thị trường
MSB đặt mục tiêu lợi nhuận 6.800 tỷ đồng, chia cổ tức 30%
Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê
BIDV hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nâng cao vị thế
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
BIDV QR siêu trợ lý thu hộ trên Ezcloud
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”
SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking
 BIDV được vinh danh trong lĩnh vực tài chính bền vững
Doanh nghiệp bách chiến bách thắng với combo ưu đãi hấp dẫn từ HDBank
BIC tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
Vietcombank giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay VND các khoản vay hiện hữu
HDBank chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu, tiếp tục tăng trưởng tỷ lệ cao
Vay tín dụng kinh doanh lãi suất chỉ từ 6,2%/năm
BIDV ra mắt Chatbot dành cho doanh nghiệp
Cổ đông MSB có thể được chia cổ tức 30%
SeABank đạt lợi nhuận hơn 1.506 tỷ đồng Quý I/2024, tăng 41% so với cùng kỳ
Xem thêm