Thứ năm, 21/11/2024 23:02     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 29/08/2023 08:19

Biến chứng răng miệng nguy hiểm ở người mắc đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Các biến chứng này đều rất đáng ngại, trong đó có các bệnh răng miệng.

Theo các chuyên gia Bệnh viện Nội tiết Trung ương, người mắc đái tháo đường sức đề kháng bị suy yếu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng lợi và bệnh nha chu.

Ngoài ra bệnh đái tháo đường còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tưa miệng, khô miệng, viêm loét miệng và một số bệnh lý nhiễm trùng do nấm gây nên.

Bien-chung-rang-mieng01

Đái tháo đường là bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Các biến chứng này đều rất đáng ngại, trong đó có các bệnh răng miệng.

Các biểu hiện thường thấy khi bị bệnh răng miệng ở người đái tháo đường gồm: Chân răng và nướu răng bị chảy máu thường xuyên, đặc biệt là khi đánh răng hoặc xỉa răng.

Nướu bị đỏ và sưng, ở giữa kẽ và nướu răng thường xuyên có mủ. Khi nhai thường có cảm giác đau. Răng bị lung lay, tụt lợi, hàm răng không ăn khớp với nhau.

Lợi bị tách ra khỏi răng, có thể làm cho răng trong dài hơn và lớn hơn. Hôi miệng kéo dài, mặc dù đã đánh răng rất kỹ và rất sạch.

Một số bệnh răng miệng thường gặp do đái tháo đường

- Sâu răng: Các mảng bám trên răng được hình thành do sự kết hợp giữa thức ăn dư thừa bám trên kẽ răng và vi khuẩn nếu không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách, về lâu dài sẽ sản sinh ra acid, tấn công lên bề mặt răng của bệnh nhân gây sâu răng.

- Viêm nướu răng: Theo thời gian, những mảng bám trên răng sẽ chuyển thành vôi răng nếu không được làm sạch, loại bỏ đúng cách. Vôi răng sẽ kích thích nướu răng, làm cho nướu bị sưng đỏ, chảy máu và dẫn đến nướu răng bị viêm.

- Viêm nha chu: Đây là tình trạng nặng của bệnh viêm nướu răng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Viêm nha chu làm phá hủy các mô mềm, xương và dây chằng nâng đỡ răng, khiến răng của bệnh nhân trở nên lỏng lẻo, tụt lợi và có thể dẫn đến mất răng.

Viêm nha chu gây ảnh hưởng lớn đến những bệnh nhân mắc đái tháo đường, do bệnh làm tăng mức đường huyết và làm giảm khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân.

- Tưa miệng: Đây là bệnh lý do nấm Candida gây nên. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý tưa miệng gồm: đau, có những đốm trắng hoặc đỏ trên lưỡi, má hoặc vòm miệng, nướu răng bị sưng, hình thành các vết thương hở.

- Khô miệng: Khi bị đái tháo đường, quá trình bài tiết nước bọt bị suy giảm, dẫn đến thiếu nước bọt và gây khô miệng. Khô miệng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân dễ mắc các bệnh lý vùng miệng như viêm loét, sâu răng, viêm nướu răng, tưa miệng,...

Theo các chuyên gia, biến chứng răng miệng ở người đái tháo đường như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu... nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể khiến bệnh nhân bị mất răng hoặc tụt lợi.

Phòng tránh biến chứng răng miệng ở người đái tháo đường như thế nào?

- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.

- Khi làm sạch răng nên sử dụng chỉ nha khoa để làm loại bỏ các mảng bám trong kẽ răng thay vì sử dụng tăm để xỉa.

- Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng sau mỗi bữa ăn. Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chứa đường và tinh bột.

-Hạn chế hút thuốc lá vì làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm nha chu và tưa miệng.

- Theo dõi, kiểm tra đường huyết thường xuyên, tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sỹ để giữ đường huyết luôn được ổn định.

- Nên đi khám răng định kỳ mỗi 3-6 tháng/lần. Khi thấy có các dấu hiệu bệnh lý răng miệng, cần đi khám chữa ngay.

Nam Anh  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm