Thứ năm, 21/11/2024 23:54     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 26/07/2014 10:31

Bí ẩn lời nguyền 'mắt quỷ'

Người cổ đại cho rằng “mắt quỷ” là một dạng trù ếm, hình thành từ những đố kỵ, ghen ghét, thèm khát của con người. “Mắt quỷ” có thể gây nên những trận ốm đau, tai ương cho đối tượng bị nguyền rủa, nguy hiểm hơn là chết chóc.

Khi không may va phải một ai đó, rất có thể chúng ta sẽ nhận được những vẻ mặt cau có cùng ánh mắt đầy khó chịu kèm hàm ý đe dọa.

Phần lớn chúng ta sẽ nhanh chóng quên những chuyện này. Tuy nhiên, ở một số nơi người ta tin rằng những ánh mắt “hình viên đạn” sẽ hình thành “mắt quỷ” (the evil eye) và đi kèm với đó là những lời nguyền bí ẩn.

Sự đáng sợ của lời nguyền “mắt quỷ”

Theo các tài liệu ghi chép cổ cùng lời kể truyền miệng dân gian xưa,“mắt quỷ” là một dạng lời nguyền ám chỉ ánh mắt của con người có thể gây nên những đại họa cho người hay các sinh vật sống khác.

“Mắt quỷ” có thể gây nên những trận ốm đau, tai ương cho đối tượng bị nguyền rủa, nguy hiểm hơn là chết chóc.

bi-an-loi-nguyen-mat-quy-giadinhonline.vn 1

"Mắt quỷ" được che giấu dưới những lời khen tặng.

Theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Alan Dundes, lời nguyền “mắt quỷ” được che giấu dưới dạng lời khen tặng, khiến nạn nhân mất cảnh giác, sau đó được ếm khi nhìn vào mắt.

Con người, động vật, cây cối, thậm chí tòa nhà, máy bay cũng có thể bị trù ếm. Con người bị chán ăn, mệt mỏi hay ngáp, hoặc ốm nặng. “Mắt quỷ” cũng có thể ám lên động vật hoặc cây cối khiến gia súc gầy đi, bò kiệt sữa, cây cối đột nhiên chết… Ô tô, xe máy bị “mắt quỷ” ám bất ngờ bị hỏng vĩnh viễn, nhà nhanh chóng xuống cấp, bị dột hoặc bị côn trùng, giòi bọ xâm lấn…

Lời nguyền “Mắt quỷ” bắt nguồn từ đâu?

Theo một số tài liệu cổ xưa, “mắt quỷ” đã được người Hy Lạp và La Mã cổ đại nhắc đến nhiều trong kinh Koran (Kinh Thánh của người Hồi giáo). Thậm chí, "mắt quỷ" cũng được đề cập tới trong kịch của Shakespeare.

bi-an-loi-nguyen-mat-quy-giadinhonline.vn 2

Lời nguyền "mắt quỷ" có khả năng gây tổn hại đến cả con người, động thực vật và sự vật.

Người cố đại cho rằng “mắt quỷ” là một dạng trù ếm, hình thành từ những đố kỵ, ghen ghét, thèm khát của con người. “Mắt quỷ” lan truyền năng lực đáng sợ của nó qua đôi mắt - nơi được coi là cửa sổ tâm hồn. Từ đó, dòng năng lượng hắc ám bắt đầu lan tỏa, tạo nên những căn bệnh kỳ lạ, không thể chữa khỏi, khiến người bị nguyền rủa hao mòn, gầy yếu dần đi.

Người xưa đặc biệt tin vào “sự nguyền rủa”. Bất kì chuyện xấu nào xảy ra như ốm chưa rõ nguyên nhân, tai nạn bất ngờ… đều có thể được đổ lỗi cho sự nguyền rủa. Những lời nguyền, trong đó có “mắt quỷ” được coi là nguyên nhân kinh điển cho câu hỏi vì sao người ở hiền lại phải hứng chịu điều xấu, tai ương.

Ở Mexico lưu truyền một câu chuyện về cô bé Chita dễ thương và ngoan ngoãn. Một ngày, một người phụ nữ vóc người nhỏ bé đã đến bên cô và nói: “Cô bé dễ thương quá, hãy cho phép ta được chạm vào tóc và đôi mắt của bé”.

Mẹ Chita đã không cho và người phụ nữ bỏ đi, nhưng ngay hôm sau cô bé bị ốm, sốt rất cao. Các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân, cho đến khi một nữ phù thủy tiết lộ “cô bé đã bị ám bởi mắt quỷ”, đồng thời tiến hành giải hạn cho cô bé.

Lời nguyền “mắt quỷ” vẫn tồn tại đến ngày nay?

Những câu chuyện về "mắt quỷ" vẫn xuất hiện, nhưng ngày nay, mức độ ám ảnh về nó không còn quá nghiêm trọng như trước, mặc dù ở một số nơi dân trí thấp trên thế giới vẫn có trường hợp người bị thiêu sống vì nghi là phù thủy.

bi-an-loi-nguyen-mat-quy-giadinhonline.vn 3

Một nền văn minh cổ đại thuộc vùng Lưỡng Hà dùng chiếc mặt dây chuyền bằng hồng ngọc

như một lá bùa ngăn "mắt quỷ"

Thông thường, để bảo vệ mình, nhiều người thường mang bùa hộ mệnh có hình con mắt bởi họ cho rằng, chiếc bùa đó sẽ giúp họ chống lại lời nguyền từ "mắt quỷ".

Tất nhiên, truyền thuyết thì vẫn chỉ đơn thuần là truyền thuyết và tính xác thực của những lời truyền miệng thật khó mà kiểm chứng. Nhưng xét cho cùng, niềm tin này cũng không gây hại gì và ta có thể coi đây là cách người xưa sử dụng nhằm hóa giải những ánh mắt thù địch, đố kỵ, ghen ghét, để tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn.

Phương Thảo (tổng hợp)

Tags:
Cuộc sống 9 hộ gia đình 'mắc kẹt' nơi nghĩa trang: Ngày nghe kèn, đêm tiếng thầy cúng
7 năm chống chọi ung thư, đau đáu một điều mong con được học hành khôn lớn
Vợ mất do ung thư, con TNGT, bố mắc bệnh hiểm nghèo nguy cơ đột tử
Thanh Hoá: Gần 100 hộ gia đình thị xã khốn khổ vì đường điện tự làm từ 20 năm trước
Ông nội cắm sổ đỏ cứu cháu mắc bệnh tim hiểm nghèo
Khám chữa bệnh BHYT được chi trả như thế nào từ ngày 1/7?
Những trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân từ 01/07/2024
Mẹ già bán nhà giữ sinh mạng con trai bị điện giật nguy kịch
Hàng xóm góp gạo, củi khô lo hậu sự cho nạn nhân vụ cháy nhà ở Trung Kính - Hà Nội
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm