Thứ ba, 30/04/2024 21:06
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 17/10/2021 19:00

Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như thế nào?

Hiện nay, các bệnh lý về tuyến giáp xuất hiện ngày càng nhiều. Tỉ lệ phụ nữ mắc cường giáp nhiều hơn gấp 7 lần, bị suy giáp gấp 8 lần so với nam giới.

Nguyên nhân phụ nữ bị bệnh tuyến giáp nhiều hơn nam giới

Nguyên nhân đến từ sự khác biệt trong cấu tạo giải phẫu cơ thể cũng như các nhiệm vụ sinh lý của nữ giới. Hơn nữa, trong suốt vòng đời của mình, cơ thể nữ giới phải trải qua nhiều biến động về nội tiết tố hơn nam giới như quá trình dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, giai đoạn sau sinh và cho con bú, thời kỳ mãn kinh. Sự biến đổi hormone trong các thời kỳ này đều có liên quan mật thiết đến hormone tuyến giáp.

benh tuyen gian anh huong den sinh san

Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (Ảnh minh họa)

Tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt

Cơ thể đang dậy thì có nhu cầu hormone tuyến giáp rất lớn để đảm bảo sự phát triển. Tuyến giáp tăng kích thước để giữ lấy nhiều iod để sản sinh nhiều hormone hơn. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ iod cho tuyến giáp thì nó sẽ phình to ra tạo nên bướu giáp.

Tuyến giáp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ nên nếu hormone tuyến giáp được tiết ra quá nhiều hoặc quá ít đều có thể dẫn đến những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ từ nhẹ đến nặng, rối loạn kinh nguyệt hoặc các biểu hiện bất thường liên quan:

Nếu thiếu hormone tuyến giáp phụ nữ có thể bị rong kinh, đa kinh.

Ngược lại, nếu thừa hormone tuyến giáp lại gây tình trạng ít kinh, vô kinh.

Phụ nữ thời kỳ mang thai, sinh con và cho con bú

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ sinh ra 2 hormone chính: βhCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen. Tuyến giáp có thể tăng kích thước khoảng 10-15% trong quá trình mang thai, gọi là bướu cổ. Tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ sống ở vùng núi – nơi thiếu hụt iod.

Các hormone tuyến giáp có tác dụng kích thích sinh trưởng và phát dục. Do đó các bệnh lý tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới. Bệnh lý tuyến giáp có thể rối loạn chu kỳ kinh nguyệt từ đó ảnh hưởng đến việc thụ thai.

Trong quá trình mang thai, phụ nữ mắc các bệnh lý tuyến giáp có thể tiềm ẩn nguy cơ tiền sản, sinh non hoặc suy tim,… Trong 10-12 tuần đầu của thai kỳ, đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của người mẹ. Hết 3 tháng đầu, cơ thể của bé sẽ tự sản xuất ra hormone tuyến giáp. Mặc dù vậy, bé vẫn phải phụ thuộc chính vào lượng iod bà mẹ ăn vào.

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Nồng độ estrogen giảm đáng kể trong thời kỳ mãn kinh. Điều này gây ra nhiều triệu chứng liên quan đến mãn kinh. Nồng độ estrogen cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Suy giáp và mãn kinh cũng có nhiều triệu chứng chồng chéo nhau. Nếu có cả hai bệnh lý này thì có thể làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng chồng chéo nhau.

benh tuyen giap 1

Ảnh minh họa

Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới và nữ giới như thế nào?

Ảnh hưởng đến nữ giới

Khả năng sinh sản của người phụ nữ cũng chịu ảnh hưởng từ hormon tuyến giáp và ngược lại, sự thay đổi hormon nội tiết tố nữ cũng tác động đến hoạt động của tuyến giáp. Nếu người phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp đã hoặc đang điều trị và mong muốn có con thì điều đầu tiên là phải được thăm khám tiền mang thai để nhận được hỗ trợ tư vấn chính xác nhất từ bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh tuyến giáp tác động đến quá trình rụng trứng của người phụ nữ. Mức độ ảnh hưởng này từ nhẹ đến nặng với những biểu hiện như: Rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh, vô kinh. Tất cả những điều đó làm giảm hoặc cản trở quá trình thụ thai ở người phụ nữ.

Suy giáp

Bệnh suy giáp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em ở cả 3 giai đoạn. Người mắc bệnh tiềm ẩn nguy cơ vô sinh cao. Hoặc khi mang thai, bệnh về tuyến giáp lại dọa sảy thai, thai lưu, sinh non, tiền sản giật. Không chỉ dừng lại ở đó, đứa trẻ được sinh ra có trí thông minh thấp hơn trẻ bình thường, sự phát triển thể chất kém và có thể tử vong sau sinh.

Đó là những khả năng xấu nhất có thể xảy ra đối với mẹ và trẻ nhi, tuy chúng rất hiếm gặp trên lâm sàng nhưng chúng ta không được chủ quan lơ là với bệnh tuyến giáp.

Cường giáp

“Thiếu quá không được, thừa quá cũng không tốt” có hàm ý muốn chỉ đến lượng hormon giáp dư thừa trong cơ thể người phụ nữ. Cũng giống như suy giáp, bệnh cường giáp cũng gây nên những triệu chứng liên quan đến chức năng sinh sản như: Kinh nguyệt không đều, hiếm muộn, vô sinh. Theo khảo sát, có khoảng 2,3% phụ nữ có vấn đề về sinh sản khi mắc bệnh cường giáp. Mặc dù tỷ lệ này không cao nhưng cũng cần phải nâng cao cảnh giác.

Ảnh hưởng đến nam giới

Bệnh tuyến giáp gặp ở nam giới với tỉ lệ thấp hơn và bệnh cũng có những ảnh hưởng nhất định đến chức năng sinh sản của nam giới. Việc mang thai, có con của người vợ còn chịu sự chi phối bởi chất lượng tinh trùng của người chồng, do đó nghiên cứu về cơ chế tác động của nồng độ hormon giáp đến khả năng tình dục của nam là yếu tố quan trọng.

benh tuyen giap 2

Ảnh minh họa

Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng như thế nào đến chức năng sinh sản của nam giới? Cũng giống như nữ giới, nam giới mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Cụ thể, kết quả của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học Clinical Endocrinology & Metabolism cho biết nam giới mắc bệnh cường giáp làm giảm sự chuyển động của tinh trùng (được gọi là tinh trùng nhu động thấp) và điều này dẫn đến hậu quả mà chúng ta đều biết: Giảm khả năng đậu thai.

Ngược lại, trong bệnh suy giáp, nồng độ hormon giáp thấp sẽ kích thích tuyến yên hoạt động quá mức và sản sinh ra nhiều prolactin. Hormon prolactin có thể gây sụt giảm sự phóng thích testosterone, một chất quan trọng để kích thích sản xuất tinh trùng. Hơn nữa, tinh trùng được tạo ra với chất lượng thấp hơn và khó thụ thai hơn so với tinh trùng ở người đàn ông bình thường (theo kết quả của một nghiên cứu được công bố trên Urology Journal).

Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi người chồngđã mắc các bệnh lý của tuyến giáp trước đó và được điều trị bằng xạ trị, Iod phóng xạ,… Việc có con trong 6 tháng đầu sau điều trị sẽ làm gia tăng tỉ lệ dị tật thai nhi.

-> Rối loạn chức năng tình dục và bệnh tuyến giáp

Xem thêm: Vì sao không nên ngủ sau 22h giờ tối? (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Xem thêm