Thứ năm, 19/09/2024 11:52     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 17/12/2015 12:21

Bệnh lao: Dấu hiệu nhận biết và phương án điều trị

Chúng ta cần biết phát hiện sớm bệnh lao và điều trị kịp thời. Điều trị ngay từ ban đầu có thể ngăn chặn toàn bộ các biến chứng này.

Trước các biến chứng nguy hiểm trên, chúng ta cần biết phát hiện sớm bệnh lao và điều trị kịp thời. Điều trị ngay từ ban đầu có thể ngăn chặn toàn bộ các biến chứng này.

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh lao bao gồm:

- Ho. Ho dai dẳng, ho mãi mà không hết. Ho mà không có triệu chứng như đau rát họng, chảy mũi, ngạt mũi. Ho nặng về sáng và chiều tối.

- Sốt. Sốt do lao ít khi sốt cao. Thường sốt nhẹ, dai dẳng và diễn ra vào chiều tối. Sốt không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Tức là đã dùng thuốc hạ sốt vài ngày cho đến 1 tuần nhưng không thuyên giảm.

- Sút cân. Người bị bệnh lao có đặc điểm là mệt mỏi, ăn kém lại do rối loạn quá trình trao đổi khí ở phổi nên bị gầy sút cân. Gầy sút cân do lao diễn ra từ từ, vài tuần cho đến vài tháng. Đi kèm là hiện tượng gầy yếu và da xanh.

- Khạc đờm. Khạc đờm thường là ra đờm đặc và khó khạc. Không giống những bệnh phổi khác, đờm do lao thường đặc, hay xuất hiện vào sáng sớm và có thể có vết máu cũ. Do chảy máu hoặc do rối loạn đông máu.

- Ho ra máu. Ban đầu chỉ là ho ra vệt máu cũ. Nhưng sau thì người bệnh khạc ra máu tươi. Số lượng ban đầu có thể không nhiều nhưng ho nhẹ là ra. Ho ra máu thường xuất hiện vào đêm gần sáng và vào buổi sáng. Ho ra máu nặng lên khi người bệnh uống nước chè hay là hút thuốc. Có thể ộc ra máu tươi luôn.

- Soi đờm hoặc thử phản ứng miễn dịch với vi khuẩn lao đều dương tính. Hai xét nghiệm này rất đơn giản, hầu như mọi bệnh viện đa khoa và chuyên khoa lao và bệnh phổi đều có.

benh-lao-dau-hieu-nhan-biet-va-phuong-an-dieu-tri-giadinhonline.vn 1

(Ảnh minh họa)

Người bệnh lao nên điều trị ở đâu?

Ngay khi phát hiện ra mình đã có dấu hiệu nhiễm lao, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám cẩn thận và phát hiện chính xác.

Việc điều trị lao phải được tiến hành ngay, càng sớm càng tốt. Trong điều trị lao có 4 nguyên tắc cần nhớ: đủ thuốc, đủ liều, đủ thời gian và liên tục. Chúng ta tuyệt đối không được ngắt quãng dù chỉ 1 ngày. Vì đó là khoảng thời gian mà vi khuẩn lao hồi phục và tấn công trở lại. Thường điều trị chia làm 2 đợt, đợt tấn công, thường gồm 4 thuốc và đợt duy trì, thường gồm 2 thuốc.

Điều trị lao được thực hiện ở tất cả các bệnh viện đa khoa, bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực và bệnh viện tuyến trung ương. Thuốc điều trị lao hoàn toàn được nhà nước cấp miễn phí. Thế cho nên, bạn đừng ngần ngại mà khám và đi điều trị ngay tức khắc. Thuốc điều trị lao là chung trên toàn quốc, phác đồ điều trị là chung trên toàn quốc. Cho nên chúng ta không nên quan niệm cứ phải tuyến trung ương điều trị thì mới khỏi bệnh lao. Tất cả mọi nơi đều như nhau, hơn nhau chính là ở việc điều trị có tuân thủ nguyên tắc hay là không.

Trong quá trình điều trị lao, phải tránh xa thuốc lá, thuốc lào, chè và cà phê. Vì tất cả những thứ này làm nặng thêm biến chứng lao phổi và có thể làm cho nạn nhân tử vong trước khi đợt điều trị kết thúc.

Có một khẩu hiệu của ngành y tế về bệnh lao thế này: điều trị lao không liên tục còn có hại hơn là không điều trị. Mà không điều trị thì chắc chắn chúng ta bị tử vong sớm. Thế nên, tối quan trọng chúng ta phải đến khám và lĩnh thuốc định kỳ trong thời gian điều trị.

Trong khi và sau khi điều trị lao phải thực hiện vệ sinh phòng bệnh. Đeo khẩu trang, dùng riêng dụng cụ sinh hoạt và giữ sạch sẽ, khô thoáng nhà ở. Đó là những công việc tối thiểu nhất bắt buộc phải thực hiện.

Bs. Nguyễn An Viên

Tags:
Ngộ độc, nguy cơ ung thư do thói quen uống quá nhiều nước mỗi ngày
Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi năm 2024 theo chuẩn của Bộ Y tế
Bảng giá tiêm chủng VNVC mới nhất năm 2024
Mệt mỏi sau cuộc 'yêu': Bình thường hay bất thường?
Kiểm soát suy thận độ 1 do sỏi thận, suy thận cấp
Thực phẩm mua từ siêu thị có cần rửa trước khi chế biến không?
Cách giảm đường huyết từ 13 về 6.6mmol/l chỉ sau 3 tháng
Thực hư bổ sung vitamin tổng hợp làm tăng nguy cơ tử vong
Hút chân không thực phẩm cứu trợ lũ lụt dễ sinh vi khuẩn cực độc
2 mẹ con cùng mắc ung thư sau thời gian dùng khung lốp xe ô tô làm bếp nướng
'Căng da bụng, chùng da mắt' có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Hiểu về viêm thanh quản mạn và cách cải thiện hiệu quả
Viêm gân cơ trên vai, bệnh lý ngày càng phổ biến của người Việt
Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?
Asen là gì, tại sao nước có asen?
Bộ Y tế: Thông tin xử phạt người độc thân là 'sai sự thật, cố tình xuyên tạc'
Người phụ nữ nhiễm 5 loại giun sán vì món ăn nhiều người ưa thích
Uống dầu cá giảm cân được không?
3 thay đổi ở mũi cảnh báo bệnh hiểm nghèo
Đổ mồ hôi có đốt cháy calo, giảm béo không?
Xem thêm