Thứ hai, 29/04/2024 16:07
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 14/04/2020 10:28

Bạo hành trẻ em bị xử phạt như thế nào?

Thời gian qua, liên tục xuất hiện nhiều vụ việc liên quan đến bạo hành trẻ em khiến dư luận bức xúc. Vậy hành vi bạo hành trẻ em bị pháp luật xử lý như thế nào?

Thời gian vừa qua, khắp cả nước liên tục xuất hiện nhiều vụ việc bạo hành trẻ em. Việc bạo hành trẻ em đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý, sự phát triển và quyền lợi của trẻ, và những sự việc đó khiến dư luận không khỏi bức xúc và vô cùng phẫn nộ.

Một số vụ việc có thể điểm qua như, vụ người cha bạo hành con 4 tháng tuổi ở TP.HCM vào ngày 3/2/2020. Theo đó, khi đang nằm võng cháu K. khóc lớn. Tiến (bố cháu bé) cho uống sữa nhưng cháu bé không nín nên đã tát vào má và đánh vào mông K.

Trong cơn giận dữ, Tiến đưa mạnh võng rồi ngưng đột ngột khiến K. rơi xuống đất. Lúc này, cháu bé bị ngất, khó thở. Qua trưng cầu giám định, nhà chức trách xác định cháu K. bị thương tích 37 %.

Hay trước đó, vụ mẹ bạo hành con ở Bình Dương. Cụ thể, trong các ngày 31/1 và 1/1/2020, video ghi lại cảnh một phụ nữ khoảng 30 tuổi dùng dây thừng buộc vào cổ bé trai khoảng 3 tuổi và dùng vũ lực đánh đập khiến cháu bé đau đớn, gào khóc.

Theo điều tra, ngày 24/1, bà Lư Thị Năm (60 tuổi, mẹ của Thúy) có mua 2 sợi dây chuyền vàng cho 2 con của Thúy đeo trong những ngày Tết.

Ngày 25/1, Thúy cùng 2 con đến nhà bà Năm chơi. Trong lúc nói chuyện, bà Năm nói với Thúy qua Tết trả lại 2 sợi dây chuyền vàng của bà mua cho con của Thúy. Nghe vậy, Thúy tức giận dẫn 2 con về nhà ở phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một.

Sáng 26/1, Thúy đem 2 sợi dây chuyền vàng trả lại cho bà Năm rồi trở về nhà. Tức giận, Thúy dùng sợi dây dù buộc vào cổ con trai lôi lên nệm và đánh đập.

Việc bạo lực với trẻ em không chỉ xảy ra ở nhà, mà tại các ngôi trường, nơi được coi là để giáo dục trẻ thì thời gian vừa qua cũng xảy ra không ít vụ việc giáo viên đánh học sinh, như ở Long An, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng… Đáng nói, những học sinh kia đang ở tuổi mầm non.

tre em

Một số hình ảnh trẻ em bị bạo lực

Vậy hành vi bạo hành trẻ em bị xử phạt như thế nào?

Với hành vi bạo hành trẻ em, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, sự phát triển của trẻ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Dưới ánh sáng công lý, mọi hành vi làm tổn hại đến trẻ nhỏ đều bị xử lý nghiêm khắc.

Theo điều 37 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Nhưng trên thực tế, tình trạng xâm hại, ngược đãi trẻ em vẫn liên tiếp diễn ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của trẻ em.

Phạt hành chính từ 5 - 10 triệu đồng

Điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định: Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với các hành xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.

Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần.

Ngoài bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng, người có các hành vi nêu trên còn phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.

Phạt hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015

Tùy tính chất của từng sự việc, người có hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử lý về một trong các tội sau đây:

- Tội cố ý gây thương tích (Điều 134)

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Tội ngược đãi hoặc hành hạ con, cháu… (Điều 185)

Nếu ông bà, cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

- Tội hành hạ người khác (Điều 140)

Nếu không thuộc trường hợp của Tội ngược đãi tại Điều 185, người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục trẻ em thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Các mức phạt nêu trên chỉ có tính chất tham khảo, mức phạt thực tế đối với từng sự việc bạo hành trẻ em còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm.

Hoàng Sơn  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm