Thứ hai, 20/05/2024 03:31
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 06/06/2016 08:03

Báo động nạn đuối nước tuổi học đường: Có nên phổ cập dạy bơi?

"Việc phổ cập dạy bơi, dạy các kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ em là một trong những giải pháp cơ bản để giảm thiểu tai nạn đuối nước cho các em”- Đó là chia sẻ của bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH trước thực trạng đuối nước liên tiếp đang diễn ra.

Vụ đuối nước thương tâm vừa xảy ra đó là tại khu vực bờ sông kè cầu đập thuộc thôn Nhu Kiều, xã Quốc Tuấn (huyện An Lão, TP Hải Phòng) khiến 2 học sinh cấp 3 thiệt mạng.

Hai nạn nhân được xác định là em Bùi Văn Hiếu (SN 1999, xã Nam Sơn, huyện An Dương) và em Hoàng Minh Khương (SN 1999, xã Hồng Phong, huyện An Dương). Cả hai hiện đang là học sinh lớp 11 trường THPT An Dương.

Trước đó, theo một số nhân chứng cho biết vào khoảng 16h chiều ngày 3/6, hai em Hiếu và Khương cùng 4 bạn học cùng lớp sau khi đi học thêm về đã ra khu vực bờ sông Kè Cầu Đập để tắm. Vì không biết bơi nên Hiếu và Khương chỉ dám đứng ở gần bờ chỗ nước nông. Tuy nhiên, khu vực này lại có một hố sâu hơn 5m cách không xa bờ lắm, vì không rõ địa hình nên Hiếu, Khương khi di chuyển đã bị tụt xuống hố và thiệt mạng.

Được biết, khu vực này trước đây đã xảy ra trường hợp 2 nữ sinh đuối nước. Chính quyền thôn, xã thường xuyên cảnh báo người dân đây là khu vực nguy hiểm, cần phải cẩn thận khi xuống tắm.

Trước đó không lâu, vụ đuối nước thương tâm khiến 9 học sinh chết tại khu vực bờ kè sông Trà Khúc, thuộc thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà ,TP. Quảng Ngãi đã khiến dư luận thương xót. Cả 9 em này đều là học sinh lớp 6 Trường THCS Nghĩa Hà (TP. Quảng Ngãi).

bao-dong-nan-duoi-nuoc-tuoi-hoc-duong-co-nen-pho-cap-day-boi-giadinhonline.vn 1

Vụ đuối nước ở Quảng Ngãi khiến 9 em học sinh lớp 6 tử vong là vấn đề đáng báo động

Theo lời kể của người dân thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà, khoảng đầu giờ chiều nay 15/4, họ nghe nhiều tiếng kêu cứu ở phía sông Trà Khúc, khi họ chạy đến nơi thì nhiều học sinh đã chìm dưới sông.

Thông tin được cấp báo tới lực lượng chức năng. Lực lượng cứu hộ được triển khai tìm kiếm các học sinh mất tích. Hơn một tiếng sau, lực lượng cứu hộ tìm được 9 thi thể học sinh.

Tại hiện trường tìm kiếm bên bờ sông Trà Khúc, chưa bao giờ có khung cảnh tang thương đến thế, thi thể 9 học sinh lần lượt được đưa lên bờ, hàng trăm người kêu gào ai oán...

Theo kết quả điều tra của Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) cho thấy, trung bình mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị chết đuối nước. Gần như ngày nào trên báo chí cũng có những thông tin về tai nạn đuối nước của trẻ em. Đặc biệt là trong những tháng nghỉ hè và những dịp nghỉ lễ, tỷ lệ chết đuối nước càng tăng cao.

Điển hình, mới đầu mùa hè 2016 nhưng tình trạng trẻ em bị đuối nước liên tiếp xảy ra trên khắp cả nước như các vụ: 3 học sinh lớp 1 chết đuối dưới kênh ngày 6/5 tại Long An; 4 nữ sinh lớp 7 chết đuối ngày 4/5 tại Khánh Hòa; 3 học sinh lớp 11 tử vong khi tắm biển tại Nam Định ngày 8/5…

Bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH nhấn mạnh: “Nước ta có bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước với trẻ em. Do đó, chúng ta phải biến những điều này thành ưu thế để dạy trẻ biết bơi và ứng phó khi gặp tai nạn đuối nước. Việc phổ cập dạy bơi, dạy các kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ em là một trong những giải pháp cơ bản để giảm thiểu tai nạn đuối nước cho các em”.

Theo Đào Hồng Lan: “Việc dạy bơi cho trẻ em cần linh hoạt, không nhất thiết phải có bể bơi. Từ trước đến nay, nếu phụ thuộc bể bơi người dân mới biết bơi, thì thế hệ cha ông chúng ta đều không biết bơi hết hay sao?

Cho nên việc phát huy các sáng kiến, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có, hoặc hỗ trợ tiền phí học bơi để thành lập những lớp học ngắn ngày, kêu gọi những đơn vị sở hữu bể bơi chia sẻ trách nhiệm xã hội… là việc làm cần thiết."

Theo Thứ trưởng Lan, để phòng ngừa tai nạn đuối nước đối với trẻ em, rất cần sự vào cuộc của cộng đồng, thôn bản, tổ dân phố vì không ai có thể biết rõ hơn địa điểm nào là an toàn hay không an toàn, chỗ nước nào nông sâu tại địa bàn bằng người dân địa phương.

Bên cạnh đó, sự quan tâm của bố mẹ đối với các con cũng cần được chú trọng. Cho nên vấn đề nhận thức của mỗi gia đình, việc trang bị kiến thức, ý thức phòng ngừa đuối nước là hết sức quan trọng.

Nghi Xuân

Tags:
  • Tin liên quan
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Người nghèo mua Lamborghini
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Xem thêm