Thứ năm, 25/04/2024 19:48
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 23/08/2022 08:53

Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách phòng tránh dịch bệnh khi trẻ tựu trường

Các chuyên gia cho rằng, trẻ đi học tập trung trở lại nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn khi ở cùng gia đình. Vì vậy, vào thời điểm tựu trường, các bậc phụ huynh luôn cố gắng tìm các giải pháp phòng bệnh cho trẻ.

Trẻ em là đối tượng dễ dàng bị lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp do hệ miễn dịch còn non nớt. Môi trường đông người như cơ sở chăm sóc, giáo dục đều giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Đây cũng là nỗi lo lắng chung của nhiều phụ huynh.

khau-trang-y-te-cho-be-3

Trẻ em là đối tượng dễ dàng bị lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp do hệ miễn dịch còn non nớt (Ảnh minh họa)

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Dinh - Nguyên giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng viêm đường hô hấp là những vi khuẩn như phế trực khuẩn, liên cầu, tụ cầu vàng.

Các chuyên gia cho biết nhiễm trùng đường hô hấp trên không biến chứng thường tự thuyên giảm và không cần dùng kháng sinh. Tuy nhiên, một số biến chứng do vi khuẩn có thể phát sinh, chẳng hạn như viêm tai giữa cấp tính, viêm xoang và viêm phế quản. Các biến chứng đều có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ và có thể dẫn đến các bệnh mãn tính sau này nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến sự nhiễm bệnh về đường hô hấp tăng cao ở trẻ em là do sự lây nhiễm từ người khác trong quá trình tiếp xúc với trẻ, yếu tố về môi trường và sự suy giảm hệ thống miễn dịch. Trong đó, xu hướng trẻ tái phát bệnh và có nguy cơ bệnh nặng hơn do một phần liên quan đến yếu tố gia đình với các đặc điểm về giải phẫu, sinh lý và miễn dịch học.

Do vậy, để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ lây nhiễm bệnh về đường hô hấp, luôn cần sự phối hợp từ phía nhà trường và gia đình. Trường học phải đảm bảo khử khuẩn môi trường sạch sẽ, trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng,.... Đối với các bậc phụ huynh cần chú trọng đến các giải pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp phòng bệnh hiệu quả.

Để có hệ miễn dịch tốt phòng bệnh cho trẻ, TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi TW thông tin, trẻ phải có sức khỏe tốt, bằng cách cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.

TS.BS Đỗ Thiện Hải lưu ý các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ mang mầm bệnh. "Những người làm việc, sinh hoạt ở nơi tập trung đông hay những người vào bệnh viện thăm nom người bệnh… Đó là những nguồn có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng và lây bệnh cho trẻ"- TS.BS Đỗ Thiện Hải nói.

huong-dan-be-6-buoc-rua-tay-sach-khuan-voi-nuoc-rua-tay-201909240932209968

Để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh khi tựu trường, trường học phải đảm bảo khử khuẩn môi trường sạch sẽ, trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng,... (Ảnh minh họa)

Theo các bác sĩ, trong bối cảnh dịch COVID-19 tồn tại và có dấu hiệu gia tăng, cùng với nhiều dịch khác như cúm, chân tay miệng… đang lưu hành, do đó để phòng chống dịch bệnh, người lớn và trẻ nhỏ nên đeo khẩu trang, khử khuẩn, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho con giữ khoảng cách, không tiếp xúc với người có dấu hiệu ho, sốt.

Các biện pháp này đồng thời cũng ngăn ngừa nhiều bệnh lây nhiễm khác. Người dân cũng cần chú ý thực hiện các biện pháp như sử dụng vaccine đường tiêm hay vaccine đường uống ly giải vi khuẩn có thể kích thích hệ miễn dịch cơ thể trẻ; bổ sung dinh dưỡng cho trẻ; bổ sung ly giải vi khuẩn và vitamin C được cho là có tác dụng hiệp đồng đem lại lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh lý đường hô hấp hiệu quả.

Nam Anh  
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Xem thêm