Thứ ba, 21/05/2024 18:13
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 28/05/2023 10:00

Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Nước mía là đồ uống nguyên chất ngon miệng cung cấp nhiều vitamin, dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, với mẹ bầu loại nước uống này có thực sự tốt?

Cùng với nước dừa, nước mía luôn là “bộ đôi” nước uống được nhắc đến nhiều nhất trong thai kỳ của các chị em. Thế nhưng, thực sự nước mía có tốt cho bà bầu như lời “đồn đại” hay không?

ngay-he-sap-den-me-bau-co-nen-uong-nuoc-mia-hay-khong-nuoc-mia_xwqj

Ảnh minh họa

ThS.BS Trịnh Văn Du, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội cho biết, mía là thức ăn mát, ngọt và bổ, được nhiều người ưa thích.

Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là đường chiếm khoảng 70%. Ngoài ra, chúng còn có chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ.

Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

"Loại nước này rất tốt cho bà bầu vì có thể bù nước, điện giải, chống nghén cho các mẹ nôn nhiều. Chúng còn tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế táo bón vì nhiều vitamin và chất xơ", vị bác sĩ cho biết.

Không thể phủ nhận những công dụng về vấn đề bà bầu uống nước mía có tốt không. Chắc chắn nước mía có những thành phần riêng tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, việc nạp nhiều nước mía vào cơ thể đồng nghĩa mẹ đang bổ sung quá nhiều đường. Điều này đặc biệt không tốt vì dễ khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Do đó, khi sử dụng nước mía, bác sĩ Du khuyến cáo phụ nữ mang thai cần chú ý những điểm sau:

Chỉ nên uống khoảng 100 - 200ml nước mía/ngày. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc rối loạn dung nạp đường cần đến bác sĩ để có lời khuyên chính xác nhất trước khi uống.

Mẹ nên uống nước mía ngay khi đã ép xong, không nên để lâu vì nó dễ mất dưỡng chất và mất hương vị ban đầu.

Nước mía tuy có nhiều dưỡng chất có ích cho cơ thể như là magie, canxi, sắt,... nhưng mẹ cũng cần bổ sung đa dạng các loại dưỡng chất khác cho cơ thể để tốt cho hai mẹ con trong suốt giai đoạn mang thai. Trong đó, mẹ bầu cần bổ sung canxi để hỗ trợ phát triển cho xương, răng và các cơ của bé đồng thời giúp cho mẹ ngăn chặn chứng tiền sản giật và ổn định canxi huyết trong cơ thể.

-->> Nhuộm tóc khi mang thai được không, cần tránh điều gì?

Thúy Ngà  
Giận chồng, sản phụ mang thai 30 tuần quyết đi 'chữa lành' và nhận điều hối hận
Lịch trình 'chuyện ấy' an toàn cho phụ nữ mang thai
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
Xem thêm