Chủ nhật, 19/05/2024 20:53
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 26/06/2014 11:43

Ăn xin tại Na Uy bị coi là tội phạm?

Na Uy đang cân nhắc về việc thông qua bộ luật cấm người ăn xin ở đất nước của mình

Na Uy là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người khoảng 100.000 USD/năm theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Đây là điểm đến hấp dẫn cho người nghèo từ khắp nơi trên thế giới.

Báo cáo do Chính phủ Na Uy ủy quyền cho Viện nghiên cứu Nova công bố hồi tháng trước cho thấy ước tính đất nước Bắc Âu 5 triệu dân này đang có từ 500 đến 1.000 người nước ngoài hành nghề ăn xin tùy vào từng thời điểm trong năm.

Ý tưởng cấm ăn xin xuất hiện sau một cuộc thăm dò dư luận: 2/3 người dân nước này đánh đồng việc ăn xin với phạm tội, và phần lớn những người ăn xin đều không phải người Na Uy.

an-xin-tai-na-uy-bi-coi-la-toi-pham-giadinhonline.vn 1

Ảnh minh họa

Ông Himanshu Gulati, Bộ Tư pháp Na Uy, thành viên của Đảng Tiến bộ theo chủ nghĩa dân tộc nói: "Trong vài năm qua, số người ăn xin đã tăng vọt tại nhiều thành phố, thị trấn ở Na Uy và chúng tôi lo ngại về mối liên hệ giữa dòng người ăn xin từ bên ngoài đổ vào Na Uy với hoạt động tội phạm có tổ chức."

Vì mối lo ngại này, các chính khách thuộc chính phủ trung hữu muốn tái ban hành một lệnh cấm từng được bãi bỏ năm 2005 để giúp ngăn chặn tội phạm.

Những chính khách đối lập và các luật sư phản bác rằng luật cấm này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của Na Uy trên trường quốc tế, nhất là khi luật này được thông qua vào thời điểm đang diễn ra cuộc tranh luận về việc Na Uy có nên tiếp nhận người tị nạn Syria bị thương như một phần bổn phận của nước này đối với quốc tế hay không.

Kjell Ingolf Ropstad, người phát ngôn pháp lý của Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo nhìn nhận: "Lệnh cấm này rất tệ và nó cũng đưa ra tín hiệu rất không tốt. Không phải tất cả những người ăn xin đều là tội phạm và đây cũng không phải vấn đề lớn của đất nước. Có vẻ như lệnh cấm này được ban hành chỉ để giúp chúng ta đỡ phải gặp họ, những người đang cần được giúp đỡ."

Đồng tình với quan điểm trên, ông Frode Sulland, đứng đầu nhóm bảo vệ tại Hiệp hội kháng biện Na Uy, cho rằng lệnh cấm này có thể vi phạm các quy định về nhân quyền của châu Âu.

Trao đổi với một người Romania hành nghề ăn xin bên ngoài ga tàu điện ngầm Toyen ở thủ đô Oslo, Nelu cũng tỏ sự lo lắng về lệnh cấm ăn xin sắp tới ở Na Uy. "Ở Romania chúng tôi rất khốn khó. Còn ở đây người ta có quá nhiều tiền mà tôi thì chỉ xin chút tiền lẻ thôi".

P.V (tổng hợp)


Tags:
  • Tin liên quan
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Người nghèo mua Lamborghini
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Xem thêm